UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2000/CT-UB | Bến Tre, ngày 13 tháng 7 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG HẠI DỪA
Từ tháng 5/1999 côn trùng lạ đã xuất hiện và đã gây hại trên 580 cây dừa ở phường Phú Khương thị xã Bến Tre. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT - Chi cục BVTV phối hợp UBND thị xã triển khai công tác phòng trừ. Hầu hết số cây dừa bị nhiễm đã phục hồi, nhưng do mức độ lây lan rất nhanh và tái nhiễm, đến nay cả tỉnh đã có 58.674 cây dừa bị hại ở 24 xã, phường trong tỉnh, làm giảm sản lượng dừa, ảnh hưởng đến đời sống làm cho nhân dân hết sức băn khoăn lo lắng.
Để nhanh chóng phòng trừ loại côn trùng này có hiệu quả, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh nghiêm chỉnh thực hiện các nội dung sau đây:
1) Tất cả hộ gia đình, cá nhân, tập thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh có trồng dừa và hoa kiểng thực hiện việc kiểm tra vườn dừa của mình để phát hiện côn trùng. Nếu bị nhiễm phải phòng trừ và đồng thời báo ngay với cơ quan chức năng biết.
2) Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, phân công các đơn vị trong ngành tiếp tục điều tra để phát hiện ổ dịch, tiếp tục nghiên cứu thêm về các yếu tố phát triển của côn trùng, các thiết bị, hoá chất, thiên địch và biện pháp phòng trừ có hiệu quả hơn đưa vào áp dụng.
- Dự báo mức độ lây nhiễm, chuẩn bị đầy đủ số lượng thuốc hoá học cung ứng cho các địa phương khi cần thiết.
- Quan hệ với Cục BVTV, các Viện, trường, cơ quan nghiên cứu về dừa để nắm bắt kịp thời thông tin về biện pháp phòng trừ côn trùng phổ biến cho nông dân thực hiện.
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và đề nghị khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích, đồng thời có biện pháp xử phạt các đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm theo Pháp lệnh BVTV đã ban hành; tổng hợp báo cáo tình hình trình UBND tỉnh theo dõi và chỉ đạo.
Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Sở Văn hoá Thông tin, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi để tuyên truyền cho bà con nông dân hiểu rõ tác hại nguy hiểm do côn trùng gây nên và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ bằng các lớp tập huấn, hội thảo, tờ bướm... Vận động tổ chức quần chúng nhân dân tích cực tham gia với tinh thần tự giác, bảo vệ quyền lợi chính mình, tránh tình trạng ỷ lại, trông chờ.
3) Sở Tài chánh Vật giá trên cơ sở dự trù kinh phí của Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối nguồn ngân sách tham mưu cho UBND tỉnh để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp tiêu diệt ổ dịch.
4) UBND các huyện, thị xã có kế hoạch phòng trừ cụ thể, thành lập Ban Chỉ đạo phòng trừ các huyện, Ban Chỉ đạo xã, phường nơi có dừa bị hại; phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể, xem xét hỗ trợ cho nông dân trồng dừa nghèo, khó khăn trong việc phòng trừ côn trùng lạ.
5) Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chánh Vật giá, Văn hoá Thông tin, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi; Thủ trưởng các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chỉ thị này.
Định kỳ hàng tuần các ngành, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.