THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 1994 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN.
Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Luật phá sản doanh nghiệp. Việc thành lập Toà án kinh tế trong các Toà án nhân dân đáp ứng nhu cầu giải quyết các vụ án kinh tế và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong cơ chế kinh tế thị trường, phù hợp với quan điểm đổi mới các cơ quan tài phán. Chủ trương cải cách tư pháp, cải cách bộ máy Nhà nước.
Để kịp thời thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1994 và thực hiện Nghị quyết số 166-NQ/UBTVQH ngày 2-2-1994 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Tư pháp khẩn trương chuẩn bị các văn bản thi hành Luật Tổ chức Toà án Nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung:
- Hoàn chỉnh Dự án Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành trong tháng 3 năm 1994;
- Phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính chuẩn bị ban hành chậm nhất trong tháng 5 năm 1994 các Thông tư liên ngành hướng dẫn việc thi hành Luật tổ chức Toà án nhân dân, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và các Nghị định có liên quan;
- Dự thảo trình Chính phủ ban hành trong tháng 4 năm 1994 Nghị định về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế (mang tính chất xã hội - nghề nghiệp), đồng thời hướng dẫn việc thành lập các tổ chức trọng tài khi Nghị định được thông qua.
2. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước khẩn trương chuẩn bị Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân có liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, giải quyết việc phá sản doanh nghiệp trình Chính phủ xem xét trong tháng 4 năm 1994 để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thông qua vào tháng 6 năm 1994;
3. Các cơ quan Trọng tài kinh tế được tổ chức theo pháp lệnh Trọng tài kinh tế do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 10 tháng 1 năm 1990 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1994; không được nhận thêm biên chế, đề bạt, điều chỉnh lương cho số cán bộ hiện có, phải bảo toàn cơ sở vật chất - kỹ thuật (trụ sở, phương tiện, trang thiết bị...) của các cơ quan Trọng tài Kinh tế.
Chủ tịch Trọng tài Kinh tế Nhà nước hướng dẫn việc thụ lý, giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế, bảo đảm giải quyết dứt điểm các vụ, việc đã thụ lý trước khi hết nhiệm vụ. Nếu còn các vụ, việc chưa giải quyết xong trong tháng 6 năm 1994, thì cơ quan Trọng tài Kinh tế trả lại hồ sơ, lệ phí cho đương sự và hướng dẫn cho họ biết rõ quyền yêu cầu Toà án Nhân dân xét xử từ ngày 1 tháng 7 năm 1994.
4. Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao dự kiến cán bộ đang làm công tác giải quyết tranh chấp kinh tế hiện có của cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước để bổ sung cho Toà Kinh tế, Toà án Nhân dân tối cao, chuẩn bị để Toà Kinh tế bắt đầu hoạt động kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1994.
Chậm nhất đến cuối tháng 6 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc tiếp nhận, sắp xếp, bố trí số cán bộ của các cơ quan Trọng tài Kinh tế cấp tỉnh và cấp huyện theo hướng ưu tiên bổ sung cán bộ cho Toà án và cơ quan Tư pháp địa phương.
6. Trong tháng 6 năm 1994, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản hướng dẫn việc giải quyết số cán bộ còn lại của các cơ quan Trọng tài Kinh tế Nhà nước sau ngày 1 tháng 7 năm 1994.
7. Bộ Tài chính khẩn trương kiểm kê cơ sở vật chất - kỹ thuật (trụ sở, phương tiện, trang thiết bị...) của cơ quan Trọng tài Kinh tế Nhà nước và chịu trách nhiệm quản lý và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết cơ sở vật chất - kỹ thuật (trụ sở, phương tiện, trang thiết bị...) của cơ quan Trọng tài Kinh tế tỉnh, thành phố; ưu tiên bổ sung cho cơ quan tư pháp và thi hành án, toà án.
8. Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1994, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Toà án Nhân dân tối cao tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho số cán bộ được tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm thẩm phán giải quyết các vụ án kinh tế và những người được dự kiến bầu làm hội thẩm gia xét xử các vụ án kinh tế.
Việc tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm thẩm phán để giải quyết các vụ án kinh tế, bầu hội thẩm của Toà án Nhân dân cấp tỉnh tham gia xét xử các vụ án kinh tế phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 5 năm 1994 và được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị này. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị này trước ngày 20 tháng 6 năm 1994.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.