ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Lào Cai, ngày 12 tháng 10 năm 2018 |
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Trong thời gian qua, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Lào Cai đã có sự tăng trưởng khá. Năm 2017, tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 2,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2016 và tăng hơn 3 lần so với năm 2010; 09 tháng đầu năm 2018 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2017. Đặc biệt, tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, giá trị xuất nhập khẩu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2017 đạt 1,88 tỷ USD, tăng 71% so với năm 2016 và tăng gần 4 lần so với năm 2010; 09 tháng đầu năm 2018 đạt 1,85 tỷ USD, tăng 66,5% so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành - Bắc Sơn đang dần quá tải (năng lực thông quan đạt trên dưới 1.500 lượt phương tiện/ngày; thời gian cao điểm hiện nay đã đạt trên 1.300 lượt phương tiện/ngày); yêu cầu về kiểm dịch và kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa thông quan qua cửa khẩu Bắc Sơn (Hà Khẩu, Trung Quốc) ngày càng chặt chẽ; Cửa khẩu quốc tế đường sắt không phát huy được lợi thế do khác biệt về khổ đường ray; hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu ở dạng thô, sơ chế, giá trị gia tăng không cao; hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới còn phụ thuộc nhiều chính sách quản lý biên mậu của phía Trung Quốc... do đó, khả năng hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 2,9 tỷ USD và đến năm 2020 đạt 5 tỷ USD là rất khó khăn.
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ và để phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh tăng trưởng nhanh và bền vững, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Cải thiện chất lượng, nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu nhanh chóng, đặc biệt là mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu.
2. Xác định vai trò “cầu nối” của tỉnh Lào Cai trong hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các địa phương trong cả nước và nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước.
3. Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ để hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn phát triển nhanh, bền vững, hoàn thành mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.
II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh, các cơ quan đơn vị liên quan cần tập trung triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau: (1) Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu; (2) Tăng cường công tác thông tin, định hướng hoạt động xuất nhập khẩu; (3) Tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh của Việt Nam là thủy sản, rau quả, sắn, điều, hồ tiêu..; (4) Tập trung các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng của tỉnh như phốt pho vàng, phôi thép, gỗ ván lạng, sắn, chuối, dứa, chè, hoa quả..; (5) Tăng cường công tác hội đàm, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, rào cản trong xuất nhập khẩu; (6) Tăng cường công tác xúc tiến thương mại; (7) Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp về thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn phục vụ xuất nhập khẩu; (8) Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; (9) Tăng cường vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:
- Tổ chức hội đàm với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nghiên cứu mở thí điểm luồng xanh thông quan nhanh cho hàng nông sản, thủy sản có xuất xứ Việt Nam và xuất xứ Trung Quốc thông quan qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc).
- Tiếp tục đàm phán, thống nhất với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, thủy sản được vận chuyển thẳng bằng xe trọng tải lớn qua cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc) để hàng hóa không phải chuyển tải sang xe biên mậu mà vẫn được hưởng chính sách biên mậu của phía Trung Quốc.
- Đẩy nhanh tiến độ thiết lập các khu (điểm) chợ biên giới để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, đồng thời giảm tải đối với hàng hóa thông quan qua cửa khẩu quốc tế.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu; tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hướng hiện đại hóa, điện tử hóa; chú trọng đào tạo, phổ biến về quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội mở ra từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nâng cao hơn nữa tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong các FTA.
- Thường xuyên liên hệ, trao đổi với Thương vụ Việt Nam tại Côn Minh (Trung Quốc), tăng cường sự chủ động trong nắm bắt thông tin thị trường và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật, rủi ro trong thanh toán, xung đột thương mại giữa các nước...
- Tiếp tục tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất nhập khẩu. Nghiên cứu đổi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng tăng tỷ trọng của các hoạt động xúc tiến theo chuyên đề, tập trung vào một số mặt hàng có thế mạnh đi qua cửa khẩu Lào Cai như nông sản, thủy sản.
- Đẩy mạnh việc tổ chức hội nghị, làm việc, trao đổi giữa các cơ quan chức năng với doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; đồng thời tổng hợp kiến nghị gửi các Bộ, ngành, Chính phủ đối với những khó khăn vướng mắc vượt quá thẩm quyền của Tỉnh. Định hướng cho các doanh nghiệp cần tập trung tham gia các hoạt động thương mại quốc tế theo hình thức chính ngạch (thông qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính).
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7” đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt tại Quyết định số 2082/QĐ-TCHQ ngày 21/6/2017.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đăng ký tờ khai hải quan tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Lào Cai; mở rộng các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại doanh nghiệp để phổ biến các chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa và các quy trình, quy định về thủ tục hải quan, giải đáp các vướng mắc phát sinh đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các quy định trong lĩnh vực Hải quan để tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại qua các cửa khẩu, lối mở biên giới, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh.
3. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Thực hiện các công việc để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2040, tầm nhìn 2050 và quy hoạch chi tiết các khu chức năng của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng phương án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu, lối mở đồng bộ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở đảm bảo thực hiện theo Đề án số 02-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai.
- Chỉ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế kiểm tra việc chấp hành quy định về niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế, các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; chấn chỉnh sắp xếp lại hoạt động kinh doanh dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành, nhất là hoạt động vận chuyển bằng xe biên mậu.
- Xây dựng phương án quản lý hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai (cầu Hồ Kiều II) để thuận tiện cho công tác quản lý và đảm bảo mỹ quan cho khu vực cửa khẩu quốc tế; chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Lào Cai thống nhất khu vực để xe ôtô cho cán bộ, nhân viên các cơ quan tại phường Lào Cai; nghiên cứu phương án phân luồng giao thông khu vực phường Lào Cai, không để xảy ra ách tắc giao thông đường Nguyễn Huệ (đặc biệt là tại khu vực gần cửa khẩu).
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng quản lý tại cửa khẩu rà soát, niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại trụ sở làm việc và trên hệ thống thông tin điện tử để doanh nghiệp và người dân thực hiện và giám sát; thiết lập kênh tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức tại cửa khẩu, lối mở biên giới.
- Tăng cường công tác đối ngoại với Ban Quản lý cửa khẩu huyện Hà Khẩu (Trung Quốc), thường xuyên tổ chức gặp gỡ giữa lãnh đạo hai cơ quan để kịp thời trao đổi thông tin và giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động tại cửa khẩu theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoạt động xuất, nhập cảnh, xuất, nhập khẩu của cửa khẩu diễn ra được thuận lợi; thông qua kênh đối ngoại, tăng cường đề nghị phía Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ thiết lập các cặp chợ biên giới trên tuyến biên giới Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc), nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại biên giới.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên thực hiện nghiêm Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành Quy chế phối hợp hoạt động quản lý tại các cửa khẩu, lối mở biên giới của các ngành thành viên Ban Quản lý cửa khẩu; thực hiện nghiêm chế độ giao ban, báo cáo định kỳ về công tác quản lý cửa khẩu theo quy định.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tiếp tục hoàn thiện các thủ tục theo quy định để xác định phạm vi khu vực Cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả và nhu cầu thực tế để đề xuất chính thức kéo dài thời gian thông quan tại cặp cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Việt Nam) - Bắc Sơn (Trung Quốc) đến 22h00 (giờ Hà Nội) và 23h00 (giờ Bắc Kinh) hàng ngày và công nhận cặp cửa khẩu Mường Khương (Việt Nam) - Kiều Đầu (Trung Quốc) là cửa khẩu song phương.
- Phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng, Công an biên phòng Trung Quốc báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền hai bên có thỏa thuận song phương, tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai bên biên giới mua bán, trao đổi hàng nông sản qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới; thủ tục xuất nhập cảnh bằng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới.
- Đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự trong khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp Giấy thông hành qua các cửa khẩu, lối mở biên giới theo đúng quy định pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông dẫn tới các cửa khẩu, lối mở biên giới, điểm thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các phương tiện dừng, đỗ không đúng nơi quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, tải trọng...
- Phối hợp với các lực lượng liên quan kịp thời phát hiện, tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định đối với các cá nhân có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ để vụ lợi.
6. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng
- Nghiên cứu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai đàm phán với Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc xác định điểm nối ray, triển khai xây dựng đường sắt khổ lồng (khổ 1.000mm và khổ 1.435mm) từ ga Lào Cai (Việt Nam) đến ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) để phát huy tuyến vận tải đường sắt và giảm tải cho hàng hóa thông quan qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành.
- Tăng cường công tác khắc phục, sửa chữa các tuyến đường xuống cấp do Tỉnh quản lý dẫn đến các cửa khẩu, lối mở.
7. Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh
- Tiếp tục rà soát các loại phí, lệ phí tại khu vực cửa khẩu theo quy định của Luật Phí, lệ phí; đặc biệt chú ý các loại phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu để nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh mức thu phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đến với Lào Cai.
- Cân đối ngân sách, thẩm định dự toán kinh phí và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho các sở, ngành thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát, thống kê việc thu thuế, phí, lệ phí đảm bảo thu đúng, thu đủ, không làm thất thoát ngân sách nhà nước.
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các dự án thân thiện với môi trường, có công nghệ tiên tiến mang lại giá trị gia tăng cao.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai hiệu quả các chỉ số thành phần của chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) như “Gia nhập thị trường”, “Tính minh bạch”, “Chi phí thời gian”, “Cạnh tranh bình đẳng” trong hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung và định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, triển khai các biện pháp tăng cường liên kết sản xuất trong nông nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh để phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu.
- Nghiên cứu quy hoạch các vùng trồng chè, sắn, chuối, dứa... để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất, chế biến xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước; đẩy mạnh việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản gắn với nhu cầu của thị trường.
- Triển khai các giải pháp hỗ trợ ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ trong khai thác, sơ chế, bảo quản, chế biến nhằm tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực của tỉnh, đặc biệt là mặt các mặt hàng như: quế, chè, chuối, dứa, ngô hạt, sắn, rau, hoa...
- Rà soát triển khai hệ thống Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mã số, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc đặc biệt là truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành có cơ chế khuyến khích áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu xuất khẩu như: Phân bón, hóa chất, luyện kim, nông sản...
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Triển khai, hướng dẫn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, tạo thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu biết và thực hiện.
- Tham mưu triển khai có hiệu quả về hợp tác, quản lý lao động qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai, Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát không để xảy ra sai phạm trong quản lý lao động qua biên giới.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, ngăn ngừa không để xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt lao động, phương tiện làm việc trên sông, suối biên giới.
- Tổ chức giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
12. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-NHNN ngày 28/8/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Khắc phục khó khăn trong khâu thanh toán hoạt động thương mại biên giới, để thúc đẩy xuất khẩu.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng; cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ổn định sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu.
13. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Hiệp định thương mại tự do để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tận dụng những ưu đãi về thuế quan; đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thị trường Trung Quốc.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Lào Cai với vai trò là “cầu nối” trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng sản xuất trong nước thông qua việc tổ chức các Hội nghị kết nối xúc tiến xuất khẩu nông lâm thủy sản, trái cây; Hội chợ Kinh tế Thương mại biên giới.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu (đặc biệt là Trung Quốc) đối với hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm dịch chuyên ngành đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định.
- Kịp thời báo cáo và có phương án xử lý đối với hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh lây lan dịch bệnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động, sản xuất tại địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực và có kế hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới xuất khẩu; có định hướng xuất khẩu phù hợp và cụ thể đối với những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của địa phương.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố biên giới (Lào Cai, Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng, Si Ma Cai): Chủ động đưa nội dung về thiết lập khu (điểm) chợ biên giới vào các biên bản hợp tác, nội dung hội đàm với các huyện giáp biên giới của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới đồng thời làm cơ sở để tổ chức hội đàm ở cấp cao hơn; thường xuyên rà soát, đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, nguồn điện và các điều kiện khác đáp ứng các điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các khu vực cửa khẩu, lối mở tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới tham gia, cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng quy định, không thực hiện hoặc tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện quản lý lao động làm việc tại biên giới trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh, đặc biệt lao động của các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu và dịch vụ.
16. Hiệp hội Doanh nghiệp và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lào Cai
- Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường cho các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động; đẩy mạnh thông tin tới hội viên về các mô hình quản trị hiện đại, tầm quan trọng của cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm có thương hiệu đối với hoạt động xuất khẩu.
- Phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm kịp thời triển khai các nội dung của Chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị, địa phương mình; có kế hoạch cụ thể trong chỉ đạo, điều hành để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
2. Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tuần, báo cáo tháng theo quy định của UBND tỉnh để kịp thời phản ánh tình hình và những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.