UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UB | Bến Tre, ngày 26 tháng 7 năm 1997 |
CHỈ THỊ
“VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN GIA SÚC”
Trong thời gian qua bệnh dại, tai nạn giao thông do chó gây ra đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Chỉ riêng năm 1996 Bến Tre đã có 31.212 người bị chó cắn đã phải đi tiêm phòng tại các cơ sở y tế và 7 người bị tử vong.
Nhằm thực hiện tốt chỉ thị 92 TTg ngày 07 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ: “Về tăng cường phòng chống bệnh dại” và để để từng bước thanh toán bệnh dại, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị các ban ngành, các cấp và nhân dân trong toàn tỉnh, nghiêm chỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1) Từ nay trở đi tất cả các loài chó, mèo nuôi trong nhà từ sáu tháng tuổi trở lên điều phải tiêm vaccine phòng dại theo hướng dẫn của chuyên ngành thú y.
2) Nghiêm cấm việc mang chó hoang, mèo hoang về nuôi trong nhà, nghiêm cấm mọi hình thức thả rong gia súc, gia cầm trong phạm vi đô thị, trên các tuyến đường giao thông, nơi công cộng, công viên, chợ, trường học vv… Việc vận chuyển động vật phải thực hiện đúng quy định về kiểm dịch động vật. Riêng đối với chó phải bảo đảm các biện pháp an toàn như khớp mõm, đeo dây da có đóng số của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3) Hộ gia đình cá nhân các tổ chức kinh tế- xã hội đóng trên địa bàn tỉnh có nuôi chó, mèo nhất thiết phải đăng ký, tiêm phòng dại cho chó, mèo theo hướng dẫn của cán bộ thú y địa phương.
Xuất trình giấy đăng ký, giấy chứng nhận tiêm phòng dại còn hiệu lực khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Đối với chó bị bệnh dại hoặc cắn người, chủ nuôi phải báo cho cơ quan thú y gần nhất để lưu giữ, theo dõi bệnh và phải bồi thường thiệt hại cho người bị chó cắn.
* Giao nhiệm vụ cho Sở NN và PTNT, Chi cục Thú y tổ chức thực hiện việc đăng ký, tiêm phòng dại trên đại bàn toàn tỉnh, chủ động theo dõi và hướng dẫn nhân dân tiêm phòng định kỳ bảo đảm cho sự miễn dịch liên tục cho đàn chó, mèo; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư và vaccine phòng dại theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm, tổ chức bắt giữ và xử lý chó, mèo chạy rong tại các nơi công cộng; thống kê và lập kế hoạch quản lý số chó nuôi, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
* Sở Y tế, các Trung tâm y tế dự phòng đảm bảo đủ số lượng và chất lượng vaccine, kháng huyết thanh dại tiêm phòng cho người bị chó, mèo cắn đúng theo phác đồ, mở rộng các điểm tiêm phòng dại cho người tại các xã, phường, thị trấn đảm bảo tại mỗi xã, phường, thị trấn có nơi tiêm phòng dại và giám sát bệnh dại ở người. Kết hợp với Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch khống chế bệnh dại từ nay đến năm 2000 và thanh toán bệnh dại vào những năm tiếp theo.
* Các ngành y tế , NN và PTNT chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, vận động quần chúng, nhân dân tích cực tham gia tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn và đăng ký, tiêm phòng dại cho chó, mèo nuôi trong gia đình. Kịp thời có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống bệnh dại cho chó, mèo gây nên. Thực hiện chương trình giáo dục cộng đồng về kiến thức phòng ngừa bệnh dại cho nhân dân, tăng cường công tác tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ tác hại và mức độ nguy hiểm của bệnh dại.
4) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị; Giám đốc các sở: NN và PTNT; Y tế; Văn hóa và Thông tin; Đài Phát thanh và Truyền hình; Báo Đồng Khởi chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
Chi cục Thú y, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có trách nhiệm giúp cho Sở NN và PTNT, Sở Y tế kiểm tra đôn đốc và tổng hợp tình hình báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi chỉ đạo.
Chỉ thị này thay cho Chỉ thị 01/UB.CT ngày 09 tháng 4 năm 1989./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.