BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/1999/CT-BXD | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT NGÀNH XÂY DỰNG
Kiểm tra việc thi hành pháp luật là một nội dung của quản lý Nhà nước nhằm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động theo đúng pháp luật, ngăn ngừa và xử lý vi phạm, đồng thời qua đó đánh giá được tình hình thi hành pháp luật trong từng thời kỳ, phát hiện những bất hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế quản lý.
Thời gian qua, trong các lĩnh vực ngành Xây dựng, vi phạm pháp luật nhiều khi không phải do chưa có đầy đủ qui định của pháp luật mà lại do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng thi hành chưa nghiêm; mặt khác công tác kiểm tra chưa được duy trì thường xuyên và còn chồng chéo, dẫn đến phiền hà cho đối tượng được kiểm tra.
Vì vậy, song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Xây dựng, công tác kiểm tra việc thi hành cũng phải được chấn chỉnh và tăng cường, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và đưa pháp luật thực sự vào cuộc sống.
Để thực hiện tốt công tác này, căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ thị:
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chánh Thanh tra Xây dựng - Bộ Xây dựng có trách nhiệm:
a/ Lập kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật hàng năm của Bộ Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt;
b/ Phối hợp với các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng để tổ chức các đoàn kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Kiểm tra việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực ngành Xây dựng đối với các cơ sở sản xuất, Kinh doanh thực hiện theo qui định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp; đối với các cơ quan quản lý các lĩnh vực ngành Xây dựng tại các Bộ, ngành, địa phương, việc kiểm tra có thể thực hiện theo hình thức tổ chức các đoàn công tác:
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng còn bao gồm cả kiểm tra việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực ngành khác có liên quan;
c/ Sau mỗi đợt kiểm tra và định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng về tình hình thi hành pháp luật và các kiến nghị xử lý vi phạm, sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL. Sau khi đã tiến hành các đợt kiểm tra.
2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đang được tiến hành kiểm tra có trách nhiệm:
a/ Cử người có thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra;
b/ Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;
c/ Chấp hành nghiêm chỉnh các kiến nghị, quyết định, kết luận về kiểm tra.
3. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Xây dựng và Thủ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng, các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng thi hành các văn bản QPPL ngành Xây dựng có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.