ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2003/CT-UB | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG
Những năm gần đây, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) trong cả nước nói cung và Thành phố Hà Nội nói riêng đang có chiều hướng gia tăng. Theo Thông báo số 628/LĐTBXH-TTAT ngày 5/3/2003 của Bộ Lao động thương binh và Xã hội năm 2002, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 343 vụ tai nạn lao động (đứng thứ 2 trong cả nước về số vụ), làm 33 người chết (đứng thứ 2 trong cả nước về số người chết). Từ tháng 1 năm 2003 đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 7 vụ TNLĐ chết người. Đặc biệt, liên tiếp trong 5 ngày (3/3/2003 - 7/3/2003) đã xảy ra 4 vụ TNLĐ làm chết 4 người.
Để hạn chế TNLĐ, BNN, bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động, tài sản Nhà nước và Nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố thực hiện các nội dung sau đây :
1. Thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ bảo hộ lao động. Tăng cường huấn luyện về an toàn lao động, về qui trình vận hành máy móc, thiết bị cho người sử dụng lao động và người lao động theo qui định tại Thông tư 08/TT-LĐTBXH ngày 11/4/1995 và Thông tư 23/TT-LĐTBXH ngày 19/9/1995 của Bộ Lao đọng TB & XH. Đặc biệt chú ý huấn luyện về an toàn lao động (ATLĐ) đố với những người lao động mới tuyển dụng và những người làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc tiếp xúc, sử dụng các thiết bị và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2. Quản lý chặt chẽ đối với các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, vệ sinh lao động theo qui định của luật pháp hiện hành.
3. Tiến hành điều tra và lập biên bản kịp thời, chính xác các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người (kể cả những vụ TNLĐ ở khu vực ngoài quốc doanh và các vụ tai nạn giao thông được công nhận là TNLĐ). Đối với các vụ TNLĐ nghiêm trọng, phải kiên quyết đưa ra truy tố trước pháp luật để làm bài học kinh nghiệm chung.
4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các ban, ngành hữu quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế. Cần lưu ý các lĩnh vực : Xây lắp, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện, sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, Xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động. Thường xuyên phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động (kể cả các vụ TNGT được công nhận là TNLĐ) theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 03/1998/TTLT/BTĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26/3/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Bộ Y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
5. Sở Văn hóa Thông tin, Đài phát thanh Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị đưa nhiều tin, bài về thực hiện những qui định an toàn, vệ sinh lao động.
6. Các doanh nghiệp phải tăng cường công tác tự kiểm tra, bảo đảm trang bị bảo hộ lao động và các chế độ cho người lao động.
Vì tính mạng, sức khoẻ của người lao động, vì lợi ích của doanh nghiệp và Quốc gia, UBND thành phố Hà nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị quản lý, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.