ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Sơn La, ngày 25 tháng 02 năm 2021 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG NĂM 2021
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời gian tới tình hình thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và bất thường, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng và nguy cơ cháy rừng cao , nhất là những vùng trọng điểm dễ cháy, những khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và khu bảo tồn thiên nhiên. Để chủ động trong công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất các vụ cháy rừng, bảo vệ tài nguyên rừng và giữ vững môi trường sinh thái tại địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các chủ rừng: Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Công văn số 5256/VPCP-NN ngày 30/6/2020 của Văn phòng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 25/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021.
- Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở về quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; gắn trách nhiệm của các chủ rừng và nhân dân trong công tác bảo vệ rừng với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các phòng chuyên môn, các đơn vị liên quan, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác Bảo vệ rừng và PCCCR; kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, Đài phát thanh tăng cường hoạt động tuyên truyền, tăng cường thời lượng phát sóng nhằm nâng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) trong công tác chữa cháy rừng; Thông tin về cháy rừng phải được thông báo rộng rãi, nhanh chóng, kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan chủ trì về phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Tổ chức kiểm tra các chủ rừng về việc xây dựng, thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí các nguồn lực, đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, không để xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Tổ chức các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, tăng cường lực lượng tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn.
- Tổ chức, bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa trong mùa hanh khô; bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt, trạm chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng trong suốt mùa khô hanh và ở những nơi có nguy cơ cháy cao.
- Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần; thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý khi có cháy rừng xảy ra. Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với Kiểm lâm điều tra xác minh, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng
- Chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn thực hiện quy chế phối hợp, diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý khi có cháy rừng xảy ra; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và các lực lượng trên địa bàn tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; Trong quá trình chữa cháy rừng, ưu tiên bảo đảm an toàn cho người, tài sản, các công trình, phương tiện hoạt động trong phạm vi khu vực cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng.
- Rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ". Thiết lập và duy trì thông tin liên lạc các cấp để phục vụ hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đặc biệt với công tác chỉ huy chữa cháy rừng. Lắp đặt hệ thống biển báo, biển cấm tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao ; thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử kiemlam.org.vn. Khi xảy ra cháy rừng triển khai ngay lực lượng chữa cháy và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về Ban Chỉ đạo tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về Quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường tối đa lực lượng, bám sát địa bàn và tham mưu tích cực, kịp thời cho cấp ủy chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các Ban quản lý rừng Đặc dụng, Phòng hộ; Khu bảo tồn thiên nhiên và các chủ rừng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Thực hiện hiệu quả công tác thông tin, báo cáo, dự báo, cảnh báo cháy rừng; chế độ theo dõi phòng cháy trên hệ thống thông tin cảnh báo sớm của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử kiemlam.org.vn, đảm bảo cập nhật thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; duy trì nghiêm chế độ trực ban 24/24 vào mùa cao điểm và sẵn sàng tham gia chữa cháy cùng các địa phương khi có cháy rừng xảy ra.
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và CNCH, các Phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố, xã, chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn các đơn vị đóng quân, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp cần thiết; tổ chức lực lượng tăng cường công tác trinh sát địa bàn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra; chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý kịp thời, đảm bảo tính răn đe theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ động các phương án hỗ trợ chữa cháy rừng trên địa bàn các đơn vị đóng quân, đồng thời huy động lực lượng, phương tiện trong trường hợp cần thiết, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, lực lượng dân quân tự vệ địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương tổ chức lực lượng tuần tra canh gác lửa rừng vào thời điểm có nguy cơ cháy cao; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần sẵn sàng hỗ trợ địa phương, cơ sở chữa cháy rừng, sẵn sàng lực lượng ứng phó, xử lý khi có cháy rừng xảy ra.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các Đồn Biên phòng, các đơn vị trực thuộc chủ động thực hiện công tác PCCCR trên diện tích rừng được giao quản lý, phối hợp chặt chẽ với Hạt Kiểm lâm, chủ rừng tăng cường công tác tuần tra rừng, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Tăng cường trinh sát ngoại tuyến để phát hiện sớm đám cháy từ các huyện giáp ranh với Nước CHDCND Lào có nguy cơ cháy lan sang các huyện biên giới thuộc tỉnh Sơn La, để chủ động tham mưu kịp thời cho UBND các huyện biên giới phòng chống hiệu quả; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ và tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sơn La và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; nêu gương các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, phản ánh những hạn chế để khắc phục ở địa p hương, đơn vị; tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài... và cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong các trường học.
10. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Hội đoàn thể tỉnh chỉ đạo các cấp hội, các tổ chức thành viên phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; phát động phong trào thi đua, ký cam kết làm tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, thành lập các tổ đội tham gia chữa cháy rừng tại địa phương sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các sở, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.