ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 22 tháng 4 năm 2019 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NGÀY CHỦ NHẬT XANH
Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” tại Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2019 và ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2019 về việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” năm 2019.
Sau ba tháng tổ chức triển khai thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh đã thực sự có sức lan tỏa, bước đầu mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng và toàn xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. Tính đến ngày 21/4/2019, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 1.217 đợt ra quân với 108.660 người tham gia, có hơn 33 cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và 152/152 phường/xã đã tổ chức các hoạt động Ngày Chủ Nhật xanh. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc đảm nhận xây dựng mô hình “Thành phố 4 mùa hoa”, “Dòng Hương trong xanh”, “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an”, "Ngôi nhà xanh", "Vườn hoa hội phụ nữ" ... góp phần làm cho Huế ngày càng xanh hơn, sạch hơn và sáng hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án vẫn còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại, hạn chế. Ngoài một số hạn chế trong công tác tổ chức, phân công, điều phối, phối hợp giữa các lực lượng thì vấn đề nhận thức về Ngày Chủ nhật xanh chưa đi vào thực chất và chiều sâu. Phong trào chỉ mới dừng ở hoạt động ra quân của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang mà chưa đi vào hoạt động diện rộng của các cộng đồng dân cư và ý thức người dân tại nơi sinh sống. Cần phải nhận thức rõ hơn về hoạt động Ngày Chủ nhật xanh, đây không chỉ là hoạt động ra quân thu gom rác thải, vệ sinh môi trường vào các ngày chủ nhật, mang hình ảnh tuyên truyền, mà phải là cuộc vận động toàn dân, kết hợp thực hiện nhiều hoạt động thường xuyên, liên tục, lâu dài nhằm nâng cao ý thức chung của cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, xây dựng Thừa Thiên Huế gắn với hình ảnh "xanh - sạch - sáng".
Mục tiêu ngày Chủ Nhật xanh phải hướng tới là thay đổi nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ vệ sinh chung, của cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ môi trường; các cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên "làm gương" chứ không "làm thay" trong công việc vệ sinh, bảo vệ môi trường; người dân thật sự là chủ nhân của phong trào. Hoạt động Ngày chủ nhật xanh phải từ nâng cao nhận thức đến thay đổi hành động, hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, thay đổi phong tục, tập quán lạc hậu, không phát thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường tự nhiên, hạn chế tiết giảm lượng chất thải nguy hại, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ rừng, trồng cây xanh, tôn tạo cảnh quan, cải thiện chất lượng môi trường sống, nâng cao sức chống chịu với biến đổi khí hậu, hài hòa giữa mục tiêu phát triển song hành với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Để tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh thực sự ý nghĩa với những hành động thiết thực, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn toàn tỉnh
- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân để hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống thiếu văn minh, thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Khẳng định "Ngày Chủ nhật xanh" không còn chỉ là một ngày trong tuần mà trở thành biểu tượng của phong trào "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng", với thông điệp "Nhặt một cọng rác, bạn đã làm Huế sạch hơn!". Các cơ quan, đơn vị phải lồng ghép mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế "Xanh - Sạch - Sáng" vào trong các hoạt động có tính chất cộng đồng, cuộc vận động, hội thi, lễ hội thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách để tạo sự lan tỏa của phong trào, khuyến khích phát kiến các mô hình mới, sáng tạo, hiệu quả để cho phong trào đi vào chiều sâu.
- Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, mà đi đầu là sự gương mẫu của lãnh đạo cao nhất của cơ quan, đơn vị; tăng cường giáo dục ý thức cho học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân để tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về hưởng ứng phong trào Ngày Chủ nhật xanh.
- Tiếp tục duy trì đội hình ra quân thực hiện Ngày Chủ nhật xanh vào sáng chủ nhật hàng tuần tại các địa phương, đơn vị, các điểm di tích, tham quan, du lịch và các công viên, điểm công cộng; Tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức, bảo đảm thực hiện hiệu quả phong trào; xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ trách nhiệm được phân công; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.
- Yêu cầu từ tháng 5/2019, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh hạn chế tối đa sử dụng túi ni lông, các vật dụng bằng nhựa sử dụng 01 lần để chứa nước, thức ăn, đồ uống tại cơ quan, công sở; đồng thời khuyến khích tổ chức, cá nhân khác cùng hưởng ứng thực hiện.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội các cấp tích cực hưởng ứng, tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện đề án. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của phong trào cùng với việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường theo nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tiếp tục phát triển các mô hình tốt, duy trì và nhân rộng các mô hình đã thực hiện nhằm góp phần xây dựng hiệu quả phong trào tại mỗi địa phương, đơn vị, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư thân thiện môi trường”, “Tổ dân phố không rác”, “Tuyến đường văn minh, sạch, đẹp”, "Vườn hoa hội phụ nữ",…
- Nghiên cứu quy định giám sát cộng đồng đối với việc triển khai thực hiện đề án của chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp; phối hợp với Ban Thi đua và Khen thưởng, UBND tỉnh để xem xét, đánh giá kết quả thi đua, kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình tốt và chấn chỉnh, quy trách nhiệm người đứng đầu tại các địa bàn có kết quả tổ chức thực hiện không tích cực, hiệu quả.
- Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục phát huy mô hình vệ sinh "Giờ thứ 9, Xanh - Sạch - Sáng" trong đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động trên toàn tỉnh.
- Tỉnh Đoàn tiếp tục duy trì hàng tuần và thực hiện có hiệu quả mô hình “Dòng hương trong xanh”, tổ chức các Câu lạc bộ, Đội hình thanh niên tình nguyện xung kích bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương; tiếp tục đảm nhận trách nhiệm vệ sinh môi trường định kỳ hàng tuần theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2019 của UBND tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
- Tiếp tục triển khai thực hiện Ngày Chủ nhật xanh hàng tuần tại các xã, phường, thị trấn, đến từng tổ, thôn, bản, gắn liền với phương châm hành động "Mỗi cá nhân, hộ gia đình một việc làm; mỗi tổ dân phố, thôn, bản, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp một công trình, phần việc để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng!". Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường, xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định. Tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình “Khu dân cư thân thiện với môi trường”, “Tổ dân phố không rác”,... Trong đó đặc biệt thực hiện chương trình sáng chủ nhật “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, phải được gắn kết với hoạt động của cộng đồng dân cư. Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tuyên truyền đến các tổ dân phố, thôn, bản hưởng ứng phong trào Ngày Chủ nhật xanh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày và cuộc họp tổ dân phố. Tổ chức vận động nhân dân xây dựng hương ước, quy ước ký cam kết bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Triển khai công bố tại Tổ dân phố những hình ảnh không đẹp về vệ sinh môi trường để nhắc nhở, chấn chỉnh hành vi xả rác thải bừa bãi, thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, UBND tỉnh thống nhất tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường toàn tỉnh vào Ngày Chủ nhật 28/4/2019, tập trung triển khai tại thôn, bản, tổ dân phố. UBND thành phố Huế, các huyện và thị xã khẩn trương chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn hệ thống chính quyền cơ sở vận động toàn dân làm vệ sinh môi trường ngay tại khu vực sinh sống. Các cơ quan, đơn vị quán triệt cán bộ, công nhân viên chức tích cực tham gia hoạt động tại địa phương, nơi sinh sống để làm gương cho quần chúng nhân dân.
- Các địa phương, cấp huyện, cấp xã xây dựng Kế hoạch thực hiện ngày Chủ nhật xanh, thành lập ban điều hành do Chủ tịch UBND trực tiếp tập trung chỉ đạo, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phong trào; công tác điều hành cụ thể có thể giao cho Phó Chủ tịch UBND theo dõi, chỉ đạo thường xuyên; gửi kế hoạch và quyết định thành lập ban điều hành về Tỉnh Đoàn trước ngày 05/5/2019, để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức các cấp có trách nhiệm cài đặt ứng dụng, tham gia Mạng lưới ngày Chủ nhật xanh, Hệ thống phản ánh hiện trường trước ngày 01/5/2019 để giám sát, chỉ đạo, thực hiện xử lý những việc liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác lập lại trật tự vỉa hè, lề đường, phân làn giao thông và đậu, đỗ xe đúng quy định; vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, tăng cường chiếu sáng các công trình, công viên, trục đường chính, tạo thêm nhiều không gian xanh, điểm xanh công cộng; thực hiện quảng cáo theo quy định; kiên quyết và quyết liệt trong việc giải tỏa các chợ tự phát, cơi nới, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vận động các hộ kinh doanh sử dụng các vật dụng thu gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, tuyệt đối không đốt rác thải, vật thải tùy tiện sau thu gom, thu hoạch; yêu cầu các đơn vị có kế hoạch hiện đại hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải, phế thải.
- UBND thành phố Huế triển khai thực hiện mô hình “Huế - Thành phố 4 mùa hoa” với mục tiêu để thành phố Huế có hoa bốn mùa. Tăng cường trồng hoa theo mùa tại các công viên, giải phân cách, bồn hoa trên vỉa hè, chọn một số tuyến đường điểm để làm đường hoa bốn mùa.
Triển khai thực hiện thí điểm phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Huế. Hệ thống chính quyền thành phố Huế khẩn trương chỉ đạo chấn chỉnh việc kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại các chợ An Cựu, chợ Bến Ngự, đường Chương Dương, bến xe Đông Ba và quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan; kiên quyết xử lý để làm gương nếu để tình trạng vi phạm kéo dài.
4. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh khẩn trương triển khai Mạng lưới Ngày chủ nhật xanh, Hệ thống phản ánh hiện trường; có kế hoạch phổ biến, hướng dẫn sử dụng phần mềm, phương thức cập nhật thông tin để tăng số lượng người tham gia sử dụng hệ thống. Tham mưu UBND tỉnh hoàn chỉnh cơ chế phân bổ, kiểm soát và phản hồi thông tin xử lý của các cơ quan thực thi. Xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin Mạng lưới Ngày Chủ nhật xanh trên nền tảng ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh trong tháng 5/2019.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định giám sát, xử lý vi phạm giao thông, lấn chiếm vỉa hè, vi phạm vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, an toàn xã hội thông qua hình ảnh trích xuất từ hệ thống camera, song song với việc xây dựng hệ thống CNX theo dự án phê duyệt. Phối hợp Công an tỉnh, UBND thành phố Huế sớm đưa vào vận hành hệ thống camera công cộng trong tháng 5/2019 để thực hiện thí điểm.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tỉnh Đoàn, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông về hoạt động ngày Chủ Nhật xanh trên địa bàn toàn tỉnh. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng, kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Công bố công khai những tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường và các hình thức xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là tăng cường công tác hậu kiểm, xử lý vi phạm. Đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, cộng đồng dân cư. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (05/6), Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Tuần lễ Biển đảo Việt Nam, Ngày đa dạng sinh học, Giờ trái đất, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
- Khẩn trương tổ chức, phát động các cuộc thi về giải pháp, sáng kiến, sáng tạo xử lý rác thải, thay thế các vật dụng làm từ ni lông, nhựa sử dụng 01 lần. Tăng cường công tác triển khai thực hiện, nghiên cứu, phổ biến các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch tổ chức phát động phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 Iần”.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các cơ chế khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; đẩy nhanh việc xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án và ban hành quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ban hành trong năm 2019; trước mắt phối hợp, hỗ trợ UBND thành phố Huế, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế triển khai thí điểm tại địa bàn thành phố Huế, làm điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh sau năm 2020.
- Triển khai và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch quản lý rác thải rắn tỉnh, đồng thời tiếp tục rà soát, cập nhật và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch quản lý chất thải rắn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế; khẩn trương khảo sát các địa điểm quy hoạch đổ thải phế liệu xây dựng và chế tài quản lý đối với chủ đầu tư, đơn vị thi công tháo dỡ các công trình. Đề xuất quy định phân công, phân cấp trách nhiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh gắn với quy định trách nhiệm của người đứng đầu.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án, quy định phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức hoạt động trồng rừng, tăng cường tỷ lệ cây xanh, tổ chức tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của việc trồng cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển rừng gắn liền với khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng rừng trồng.
- Phối hợp với Hội Nông dân, chính quyền cơ sở lồng ghép trong chương trình xây dựng nông thôn mới để tăng cường giải pháp thu gom rác tại vùng nông thôn, phân loại và xử lý rác hữu cơ tại chỗ, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.
- Phát động hưởng ứng hoạt động Ngày Chủ nhật xanh, tổ chức vệ sinh môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh; phổ biến các mô hình, công nghệ sản xuất sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện tăng cường công tác vận động các doanh nghiệp sản xuất, siêu thị, trung tâm thương mại, hộ kinh doanh, tiểu thương tại các chợ hạn chế sử dụng bao bì ni lông sử dụng một lần, chuyển đổi các loại bao gói thân thiện, hữu cơ, dễ phân hủy để hưởng ứng Ngày Chủ Nhật xanh và thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần”.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển các sản phẩm bao gói tự nhiên, hữu cơ; trước mắt khẩn trương hỗ trợ các làng nghề sản xuất các túi giấy, ống hút hữu cơ để thay thế cho các chế phẩm nhựa tại các nhà hàng, quán giải khát.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên. Phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức tham gia thực hiện Ngày Chủ nhật xanh với các hoạt động phù hợp. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học kiểu mẫu; thực hiện có hiệu quả mô hình "Bồn hoa bốn mùa" trong khuôn viên trường học. Các trường học nghiên cứu phương pháp giáo dục về bảo vệ môi trường gắn với các hoạt động cụ thể, gắn liền với hoạt động địa phương, nơi cư trú.
- Đại học Huế, các trường đại học, cao đẳng phối hợp với Tỉnh Đoàn khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động triển khai hoạt động Ngày Chủ Nhật xanh gắn liền với hoạt động Đoàn của sinh viên trong trường học, tạo hiệu ứng tích cực cho cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng ý thức cho thế hệ trẻ trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường.
10. Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội biên phòng tỉnh
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, tham gia giữ gìn trật tự đô thị, xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chỉ đạo lực lượng Công an khu vực tăng cường phối hợp công tác với hệ thống chính quyền cơ sở để nắm địa bàn và tích cực tham gia với vai trò hạt nhân các phong trào, hoạt động tại địa phương.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo các lực lượng tích cực bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan; tích cực tham gia hoạt động Chủ Nhật xanh tại địa phương, hỗ trợ lực lượng cho địa phương tại các điểm xung yếu, xây dựng hình ảnh người lính, người chiến sỹ gần dân, thân thiện, chung tay, góp sức cùng cộng đồng xây dựng nếp sống văn minh, môi trường xanh - sạch - sáng.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình "Ngôi nhà xanh" trong lực lượng, cũng như trong cộng đồng dân cư.
11. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, TT Bảo tồn di tích Cố đô Huế
- Tổ chức tuyên truyền có hiệu quả Ngày Chủ nhật xanh tại các điểm di tích, văn hóa, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Ngành văn hóa tăng cường công tác quản lý tổ chức các lễ hội; phối hợp với chính quyền địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền, hạn chế đốt, rải vàng mã khi tổ chức tang lễ, đặc biệt việc rải vàng mã khi đưa tang, tổ chức các lễ hội. Xây dựng các tiêu chí đánh giá văn hóa công sở, danh hiệu văn hóa tại địa phương phải có các tiêu chí thành phần để đánh giá về hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - sáng. Có phương án dành một phần thời lượng nhất định để quảng bá hình ảnh ngày Chủ Nhật xanh tại các bảng quảng cáo điện tử.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, dịch vụ du lịch, các đơn vị tổ chức sự kiện, đơn vị quản lý di tích thực hiện các quy định bảo vệ môi trường tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú, lễ hội.
Xây dựng phương án vận động sử dụng các vật dụng thay thế vật dụng làm bằng nhựa sử dụng một lần tại các khách sạn, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
- Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nghiên cứu phương án triển khai phong trào "nói không với túi ni lông sử dụng một lần" tại khu vực kinh thành và các điểm thăm quan di tích trong tháng 5/2019.
- Các Ban quản lý dự án xây dựng tăng cường quản lý hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường các công trình xây dựng đang thi công, quản lý chặt chẽ đổ thải phế liệu xây dựng và hoàn trả mặt bằng sau thi công. Các công trình xây dựng phải có kế hoạch trồng cây xanh phù hợp với tiến độ thi công công trình để khi nghiệm thu đưa vào sử dụng phải đảm bảo đồng thời hoàn thiện hệ thống cây xanh, chiếu sáng, cảnh quan môi trường.
- Trung tâm Công viên cây xanh Huế phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Nghiên cứu phát triển để triển khai hoàn thiện từng bước các thiết chế hai bên bờ sông Hương, như cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng, đường đi xe đạp, đường đi bộ; nghiên cứu trồng hoa theo chủ đề của từng khu vực, tuyến đường để xây dựng thành phố bốn mùa hoa. Hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm thiết kế, ươm tạo nguồn giống, chăm trồng cây xanh, vườn hoa, cho các huyện, thị xã.
- Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế, các đơn vị thu gom, xử lý rác trên địa bàn tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thanh niên để phối hợp thu gom, xử lý rác thải khi tổ chức các hoạt động Ngày Chủ Nhật xanh. Nghiên cứu tổ chức hoạt động thu gom rác có thời gian cụ thể tại các khu vực, tuyến đường trong đô thị, hạn chế người dân đổ thải rác thải thường xuyên trong ngày; chấn chỉnh hoạt động và cảnh quan, môi trường tại các điểm thu gom, tập kết, trạm trung chuyển. Tăng cường phương tiện chuyên dụng và chuẩn bị sẵn sàng phương án thu gom, xử lý khi triển khai đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị theo phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình; xây dựng kế hoạch để thực hiện cụ thể từng nhiệm vụ, ban hành chậm nhất trước ngày 15/5/2019.
- Tỉnh Đoàn phối hợp Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị; định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh, Tỉnh Đoàn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.