ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Vĩnh Long, ngày 08 tháng 3 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2021
Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 của tỉnh Vĩnh Long, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ bản tỉnh, các Sở, Ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đã chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và kịp thời nên kết quả giải ngân đạt khá; Nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đối với một số Chủ đầu tư vẫn còn chậm, tỷ lệ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn toàn tỉnh đạt thấp so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là: (1) Lãnh đạo một số sở ngành, địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo triển khai kế hoạch vốn; (2) Một số Chủ đầu tư thiếu chủ động và chậm trong công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế thi công - dự toán; (3) Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm; (4) Năng lực của một số Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu còn yếu; (5) Công tác tổ chức lựa chọn thầu nhiều dự án chậm, còn xảy ra nhiều kiến nghị; (6) Công tác phối hợp giữa một số ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ đầu tư chưa chặt chẽ, kịp thời (nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng); (7) Kế hoạch vốn ODA thực hiện giải ngân phải theo quy định của nhà tài trợ nên còn chậm.
Để thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đạt kế hoạch từ 95% trở lên (trừ phần vốn bảo hành; thanh, quyết toán dự án/công trình hoàn thành), nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Đồng thời để gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và đạo đức công vụ, tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch,... Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Chủ đầu tư tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chỉ thị số 47/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước; Đồng thời, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung chủ yếu sau:
1. Tập trung hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công và đẩy nhanh thực hiện các dự án
Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Ban quản lý dự án ODA và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Chủ đầu tư:
- Hoàn thành việc lập, trình thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công đối với báo cáo kinh tế kỹ thuật và lựa chọn tư vấn thiết kế thi công - dự toán trước ngày 31/3/2021; Đối với các dự án thiết kế 02 bước phải khởi công trước ngày 30/6/2021. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế; Hạn chế thấp nhất việc phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư.
- Tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền và tranh thủ sự lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể chính trị - xã hội để vận động, giao mặt bằng kịp thời cho nhà thầu thi công;
- Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa việc để xảy ra kiến nghị, khiếu nại trong đấu thầu; Lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm nhằm triển khai hoàn thành gói thầu theo hợp đồng; Thực hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019;
- Đối với các dự án chuyển tiếp: Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu năm và đảm bảo tiến độ theo hợp đồng (hạn chế tối đa việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng).
- Chủ động rà soát và thực hiện nhanh các thủ tục điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có); Xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án/gói thầu theo thẩm quyền.
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
2.1. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý dự án ODA và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Chủ đầu tư:
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai dự án theo hợp đồng đã ký, kiên quyết xử lý đơn vị tư vấn, nhà thầu vi phạm hợp đồng; Hàng tuần họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện; Khẩn trương phối hợp giải quyết, tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng theo thẩm quyền; Đối với những nội dung vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất UBND tỉnh để kịp thời xem xét, giải quyết.
- Phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ trực tiếp theo dõi đối với từng dự án; Kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân được giao nhiệm vụ theo dõi triển khai các dự án chậm, không đạt kế hoạch.
- Chủ động làm việc với cơ quan Tài chính , Kho bạc Nhà nước để thực hiện các thủ tục tạm ứng, giải ngân; Trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu phải làm thủ tục thanh toán, không dồn hồ sơ vào cuối quý hoặc cuối năm; Đối với các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải khẩn trương lập hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này; Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh việc triển khai thực hiện kế hoạch vốn năm 2021.
- Tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với các dự án thực hiện và giải ngân chậm, không có khả năng thực hiện hết kế hoạch vốn.
- Phối hợp Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh rà soát các nguồn vốn tham mưu UBND tỉnh xem xét bổ sung các nguồn vốn vượt thu, kết dư (nếu có), hoàn trả các khoản tạm ứng ngân sách , đối ứng các dự án sử dụng ngân sách trung ương hỗ trợ; thanh toán khối lượng hoàn thành,…
- Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra công tác xây dựng cơ bản, kiểm tra tiến độ thực hiện, giải ngân, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh đảm bảo đúng thời gian và chất lượng.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2021.
2.3. Sở Tài chính
- Thực hiện việc nhập dự toán vào hệ thống TABMIS, chuyển vốn cho các Chủ đầu tư để tạm ứng, giải ngân theo tiến độ.
- Báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện nhiệm vụ thu hàng tháng, quý, đề xuất giải pháp cân đối từng nguồn vốn để giải ngân cho các dự án.
- Thực hiện tốt việc hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra quyết toán dự án hoàn thành; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền có hình thức xử lý đối với các Chủ đầu tư chậm hoặc không thực hiện thủ tục quyết toán dự án hoàn thành.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh trong việc xử lý các nội dung kết luận của Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, hoàn trả tạm ứng ngân sách (nếu có).
2.4. Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công thương
- Đẩy nhanh tiến độ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán. Trường hợp hồ sơ thiết kế, dự toán chưa đúng, chưa đủ theo yêu cầu phải hướng dẫn ngay và hướng dẫn một lần để các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
- Tiếp tục rà soát các thủ tục về đầu tư xây dựng, linh hoạt và kết hợp các thủ tục không cần thiết trong công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra xây dựng chuyên ngành, đảm bảo các dự án được đầu tư đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,… tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
2.5. Kho bạc Nhà nước tỉnh
- Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, thanh toán vốn cho các dự án khi có đủ điều kiện giải ngân trong thời hạn 04 ngày làm việc.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các Chủ đầu tư xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong thanh toán, hoàn trả tạm ứng ngân sách,...
- Thực hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định.
3. Ngành Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra: Chủ động tham mưu, đề xuất UBND cùng cấp giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật các khiếu nại của tổ chức, cá nhân trong công tác bồi thường GPMB xây dựng các dự án/công trình.
4. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công, bảo đảm đúng mục đích, chất lượng và hiệu quả các công trình; Tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
- Kịp thời chấn chỉnh và xử lý theo quy định đối với những vi phạm trong lĩnh vực đầu tư công; Công khai và làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc tổ chức thực hiện, chậm giải ngân; Kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây cản trở trong việc triển khai kế hoạch vốn đầu tư công.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 là một trong những tiêu chí xét, đánh giá cán bộ công chức, viên chức trong năm 2021./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.