ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2010/CT-UBND | Củ Chi, ngày 01 tháng 12 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.
Trong những năm qua, hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến tích cực, qua đó đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay công tác hòa giải ở cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiện như: Các tổ chức hoà giải ở cơ sở chưa được kịp thời củng cố, kiện toàn; chưa phân định rõ phạm vi hoà giải ở cơ sở và hoà giải ở UBND xã theo quy định của pháp luật; kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải của một bộ phận hoà giải viên còn nhiều hạn chế. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đồng thời tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn huyện trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện chỉ thị:
1. Củng cố, kiện toàn tổ chức hòa giải ở cơ sở:
a) Kiện toàn các Tổ hòa giải theo Pháp lệnh và Tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở, đảm bảo mỗi ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và các chợ cố định… phải có ít nhất một Tổ hòa giải.
b) Chú trọng công tác nhân sự cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Đảm bảo mỗi Tổ hòa giải có từ 3 tổ viên trở lên theo quy định của Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tổ viên tổ hoà giải phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, đồng thời phải có sức khỏe tốt, am hiểu pháp luật và có uy tín đối với nhân dân nơi cư trú
c) Định kỳ hành tháng, tổ hòa giải tiến hành họp để đánh giá, rút kinh nghiệm, các tổ viên thường xuyên tham gia các cuộc họp tổ dân phố, tổ nhân dân để nắm bắt, trao đổi thông tin.
d) Xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở giữa Tổ hòa giải với các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng chức năng trên địa bàn khu dân cư; đề xuất cử thành viên của các tổ chức này làm Tổ viên Tổ hòa giải.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Tăng cường tuyên truyền về công tác hoà giải ở cơ sở trong nhân dân.
b) Đẩy mạnh hoạt động hoà giải tại Tổ hòa giải, khuyến khích, hướng dẫn Tổ hòa giải đối với các vụ việc thuộc phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật
c) Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải và kiến thức pháp luật cho các hòa giải viên; quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng cho hòa giải viên ở cơ sở.
d) Tăng cường biên soạn, cung cấp tài liệu nghiệp vụ hòa giải, tài liệu tuyên truyền pháp luật cho các Tổ hòa giải; đầu tư xây dựng Tủ sách pháp luật ở các ấp, khu phố văn hoá để tạo điều kiện cho các hòa giải viên đến mượn đọc và nghiên cứu.
đ) Tăng cường sự phối hợp giữa Tổ hòa giải với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cảnh sát khu vực… để hòa giải kịp thời, có hiệu quả các vụ việc tranh chấp xảy ra trong nội bộ nhân dân.
3. Kinh phí cho công tác hòa giải.
a) Cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác hòa giải ở cơ sở, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng quy định, phù hợp với thực tiễn công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện.
b) Khuyến kích việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác hòa giải ở cơ sở.
4. Phân công trách nhiệm thực hiện.
a) Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mưu, đề xuất với UBND huyện về sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở;
Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động hoà giải ở cơ sở đối với UBND các xã, thị trấn và ấp, khu phố.
b) Phòng Tư pháp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải và kiến thức pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên và tăng cường việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND các xã, thị trấn, ấp, khu phố thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; Tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả công tác hòa giải ở cơ sở về Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện, kịp thời tuyên dương, khen thưởng các Tổ hòa giải có thành tích xuất sắc ở địa phương; Đưa vào dự toán ngân sách hàng năm một khoản kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
Giao Phòng Tư pháp huyện chủ trì theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết qủa thực hiện về UBND huyện.
5. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Mục 1, 2, 3 Chỉ thị này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện;
b) Khuyến khích các tổ hòa giải tích cực, chủ động trong việc hòa giải, bảo đảm 100% các tranh chấp nhỏ đều được tiến hành hòa giải ở cơ sở và tỷ lệ hòa giải thành ngày càng cao hơn;
c) Theo dõi công tác hòa giải trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ về nghiệp vụ hòa giải; tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các Tổ hòa giải thực hiện nhiệm vụ;
d) Thực hiện nghiêm việc chi thù lao hòa giải viên đối với từng vụ việc hòa giải; thực hiện các khoản chi theo đúng chế độ tài chính cho các Tổ hòa giải; hướng dẫn các thủ tục tài chính cụ thể trong việc quyết toán tài chính cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; kịp thời khen thưởng cho công tác hòa giải ở cơ sở;
đ) Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và triển khai Chỉ thị này đến các ấp, khu phố và tổ dân phố, tổ nhân dân, trong quá trình triển khai thực hiện; kịp thời đề xuất với UBND huyện các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên:
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và cơ quan tư pháp các cấp ở địa phương trong việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Chỉ đạo, hướng dẫn các Tổ công tác Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể phối hợp, hỗ trợ hoạt động hòa giải của Tổ hòa giải./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.