ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014
Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm, chỉ đạo; nên trong thời gian qua, công tác Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố đã được triển khai thực hiện và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, như: tỷ lệ thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ cung cấp ra thị trường tăng dần; ý thức, trách nhiệm và nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước và nhân dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại hạn chế, như: một bộ phận người sản xuất, kinh doanh vì ham lợi nhuận nên sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng; công tác truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm chưa triệt để; việc xử lý vi phạm hành chính chưa kịp thời, chưa đủ tính răn đe; một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, chú trọng tuyên truyền phổ biến Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tăng cường năng lực của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn thuộc huyện để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ việc kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phối hợp với cơ quan quản lý trong việc xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản có vi phạm, theo đề nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra.
- Chủ động bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan thường trực của Ủy ban nhân dân Thành phố) định kỳ trước ngày 20 hàng tháng để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố.
- Tham mưu và đề xuất giải pháp triển khai có hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Thành phố.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại các địa phương; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; chợ đầu mối và chợ buôn bán các mặt hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm có nguy cơ cao.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở đảm bảo rõ ràng, tránh chồng chéo và theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tổng hợp, báo cáo Kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ trước ngày 25 hàng tháng.
3. Các Sở, ngành liên quan của Thành phố:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan địa phương thực hiện nội dung chỉ thị này.
UBND Thành phố giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.