ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 25 tháng 03 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng, minh bạch, giảm thiểu thời gian và chi phí, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan Nhà nước, góp phần nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại một số đơn vị, địa phương còn lúng túng, kết quả chưa cao, chưa thực sự gắn kết các nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; việc "Rà soát, đánh giá TTHC" chưa tốt, chưa xây dựng được các phương án đơn giản hóa, sửa đổi, bổ sung các TTHC còn bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; việc thực hiện "Quy trình đánh giá tác động đối với quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật" và "Công bố, niêm yết công khai TTHC và kiểm soát việc giải quyết TTHC" chưa thật nghiêm túc; bố trí nguồn lực cho nhiệm vụ kiểm soát TTHC chưa tương xứng.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về nhiệm vụ trọng tâm của công tác kiểm soát TTHC năm 2014, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, tăng cường đẩy mạnh hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
a) Bố trí cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC đủ năng lực, trình độ để tham mưu theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho cán bộ giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC của đơn vị, địa phương mình; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi quản lý theo phương pháp, cách thức rà soát, đánh giá TTHC được quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BTP , các quy định, kế hoạch rà soát TTHC trọng tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản hiện hành có liên quan; gắn kết kế hoạch rà soát, đánh giá các TTHC còn bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân với việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính khác theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền, trong đó chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện TTHC để kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ công bố TTHC, niêm yết công khai TTHC và địa chỉ cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của tỉnh (cơ quan Sở Tư pháp) theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , Nghị định số 20/2008/NĐ-CP , Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Thông tư số 05/2014/TT-BTP .
2. Các cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá tác động đối với quy định về TTHC và gửi Sở Tư pháp thẩm định theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP , Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp.
3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án cải cách TTHC trong việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
4. Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án cải cách TTHC liên quan đến thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức việc rà soát, đánh giá các TTHC và tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án cải cách các quy trình, TTHC liên quan đến thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
- Xây dựng các văn bản sửa đổi, hoàn thiện các quy định của tỉnh về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC; quy chế công bố, công khai TTHC và chế độ báo cáo về hoạt động kiểm soát TTHC; quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.
- Tổ chức việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP .
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; tổng hợp tình hình, kết quả kiểm soát TTHC trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Chính phủ, Bộ Tư pháp và đăng tải công khai lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và Website Sở Tư pháp.
7. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện kết nối dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và Website Sở Tư pháp để đăng tải lên Website tỉnh tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ xây dựng các chuyên mục, chuyên trang và dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm soát TTHC.
9. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi quy định về nội dung chi, mức chi cho hoạt động kiểm soát TTHC theo quy định tại Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính; bố trí kinh phí cho hoạt động kiểm soát TTHC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2013 về việc tổ chức thực hiện Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC sang Phòng Tư pháp; đồng thời đảm bảo các nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.
Giao Sở Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.