ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Quảng Ninh, ngày 04 tháng 02 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THI HÀNH LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Trong những năm qua, pháp luật về giao dịch bảo đảm đã từng bước được hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội, đã góp phần tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho quá trình luân chuyển dòng vốn, từ đó hạn chế tranh chấp, giúp nâng cao chất lượng của môi trường kinh doanh và duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp rủi ro khi cho vay có bảo đảm ngày càng gia tăng, gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại một số địa phương tác động tiêu cực đến sự vận động, phát triển lành mạnh của thị trường tín dụng, thị trường vốn trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm hiện còn thiếu thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi việc áp dụng pháp luật của các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức tín dụng... chưa tích cực tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
Để thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, theo quy định Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ sự phát triển bền vững của nền kinh tế và trật tự an toàn xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Chỉ thị:
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, các Sở, ngành hữu quan thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký bất động sản nhằm minh bạch hoá tình trạng pháp lý của giao dịch, tài sản.
b) Chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Sở, ngành của Tỉnh về các giao dịch bảo đảm theo hướng vừa chặt chẽ, an toàn, vừa giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu thông tin và thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật để liên kết thông tin giữa các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm với thông tin tín dụng và các tổ chức hành nghề công chứng; xây dựng, chuẩn hoá cấu trúc dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm để vận hành hệ thống dữ liệu của Tỉnh về giao dịch bảo đảm.
c) Định kỳ hàng năm tổ chức Hội nghị đối thoại về đăng ký giao dịch bảo đảm giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm và doanh nghiệp, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh, tổ chức tín dụng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất, các tổ chức hành nghề công chứng, Cục Thi hành án dân sự thường xuyên tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ thi hành án, cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phối hợp công tác về đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và việc chuyển tiếp thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với thời điểm đăng ký thế chấp nhà ở được hình thành.
đ) Thực hiện các giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật để thu hút, huy động tối đa các nguồn lực trong nước và ngoài nước nhằm tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, phục vụ tốt để phát triển nền kinh tế.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tổng kết đánh giá những khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp luật về giao dịch bảo đảm và thực tiễn thi hành pháp luật về giao dịch bảo đảm để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp.
b) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong đó đặc biệt là các kỹ năng giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm và quản lý, xử lý tài sản bảo đảm.
c) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy chuẩn chuyên môn nghiệp vụ cho vay để cụ thể hoá các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trong đó đặc biệt là các quy định về thẩm định hồ sơ, xác định giá trị và tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, nội dung giao kết, thực hiện hợp đồng và xử lý tài sản bảo đảm.
d) Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng tích cực tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm tại các cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trong quá trình xem xét, quyết định nhận tài sản để bảo đảm khoản vay.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất để kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp.
b) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong việc quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất nhằm tránh thất thoát phôi Giấy chứng nhận.
c) Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện tốt việc trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho đối tượng là các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng.
d) Tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp thường xuyên kiểm tra các Văn phòng đăng ký quyền sử đất trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4. Công an Tỉnh có trách nhiệm:
Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất để lừa đảo, chiếm đoạt tín dụng.
Các Sở, ngành: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh, Cục thi hành án dân sự, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan có trách nhiệm quán triệt và thi hành nghiêm Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.