BỘ THUỶ SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2000/CT-BTS | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CẤM ĐƯA TẠP CHẤT VÀO NGUYÊN LIỆU THUỶ SẢN
Đầu năm 2000, do biến động của thị trường tôm nguyên liệu trên thế giới đồng thời với việc kết thúc mùa thu hoạch tôm nuôi chính vụ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã dẫn tới tình trạng khan hiếm tôm sú nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Trước tình hình đó, một số đại lý thu mua nguyên liệu ở một số địa phương đã tái diễn việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, như bơm chích agar, ngâm nước..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản. Một số doanh nghiệp đã mua nguyên liệu bị bơm chích tạp chất đưa vào chế biến, do vậy chất lượng tôm xuất khẩu đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Những việc làm trên vi phạm nghiêm trọng Chỉ thị số 18/1998/CT-TTg ngày 13/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản, làm ảnh hưởng uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới, tác động xấu đến kế hoạch phát triển xuất khẩu thuỷ sản của toàn ngành.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ uy tín của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18/1998/CT-TTg ngày 13/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ thị Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tổng Giám đốc các Tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách sau:
1. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuỷ sản đưa các tạp chất như agar, tinh bột, phụ gia và hoá chất không được phép sử dụng vào nguyên liệu thuỷ sản gây thiệt hại về kinh tế và sức khoẻ cho người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính.
2. Nghiêm cấm các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thu mua nguyên liệu đã bị bơm chích tạp chất. Các doanh nghiệp có trách nhiệm tăng cường quản lý chất lượng nguyên liệu tại khâu thu mua và quản lý điều kiện vệ sinh của các đại lý.
Các trường hợp vi phạm bị cơ quan kiểm tra Nhà nước phát hiện, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt, từ vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
3. Giám đốc Sở Thuỷ sản, Sở NN&PTNT báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong tỉnh phối hợp với các lực lượng thuộc các cơ quan Trung ương. Các cơ quan kiểm tra chất lượng của Bộ Thuỷ sản đóng trên địa bàn kiểm tra các nậu vựa, các hộ buôn bán tôm sú nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 và Công văn số 1570/BTS/KHCN ngày 6/6/1998 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. Tăng cường công tác giáo dục, phát động và phối hợp các tổ chức quần chúng tại địa bàn thôn, xã tham gia tuyên truyền, ngăn chặn và phát hiện các vụ đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản.
4. Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các cơ quan hữu quan ở Trung ương và địa phương tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra tại một số tỉnh trọng điểm. Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chỉ đạo các Chi cục triển khai các biện pháp cần thiết, phối hợp với hoạt động này.
Bộ Thuỷ sản yêu cầu các địa phương, các ban ngành hữu quan và các đơn vị tích cực chủ động phối hợp hoạt động để nhanh cóng chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản.
| Tạ Quang Ngọc (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.