BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-BYT | Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH Y TẾ
Ứng dụng và phát triển thông tin trong công tác y tế (sau đây gọi tắt là Công nghệ thông tin y tế – CNTTYT) có vai trò quan trọng trong phát triển công tác y tế. Những năm qua, CNTT YT đã đạt nhiều thành tựu như: Khám chữa bệnh từ xa, quản lý bệnh viện, dự báo dịch bệnh, quản lý trang thiết bị y tế, dược phẩm, đào tạo, khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật.
Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động của xã hội đã được cụ thể hoá qua Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, Quyết định 32/2006/QĐ-TTg về Kế hoạch phát triển Viễn thông Internet, Quyết định 56/2007/QĐ-TTg về chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam, Quyết định 43/2008/QĐ-TTg về Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để góp phần tích cực trong nâng cao chất lượng bảo vệ và chămsóc sức khỏe nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trong ngành y tế đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai CNTTYT trong đơn vị, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Về chủ trương: CNTTYT cần được xem là một trong những ưu tiên để đầu tư phát triển cơ quan đơn vị trong năm 2009-2010. Thủ trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai CNTT tại đơn vị mình phụ trách. Trên cơ sở định hướng chiến lược của ngành, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch, lộ trình tổ chức thực hiện việc ứng dụng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính của đơn vị. Kế hoạch ứng dụng phát triển CNTT được lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển chung của địa phương, đơn vị.
2. Về tổ chức và nhân lực: Các đơn vị cần có bộ phận chuyên trách, được bố trí nhân lực phù hợp để triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị. Các Sở Y tế, Bệnh viện tuyến tỉnh,Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng y tế cần sớm tổ chức bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin từ năm 2009.
3. Về đầu tư:Hàng năm các đơn vị căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước, các nguồn thu và các nguồn vốn hợp pháp khác để ưu tiên dành kinh phí cho dự án, kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị.Tùy theo điều kiện cụ thể, các đơn vị cần dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của đơn vị để chi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
4. Về xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: Đơn vị có kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, truyền thông bao gồm mạng máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm hệ thống và quy trình thông tin để đảm cho việc trao đổi thông tin thông suốt, an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước trong các cơ quan và với các đơn vị y tế. Riêng phần chi viện của Bộ sẽ thực hiện ưu tiên đầu tư trước cho các đơn vị y tế tuyến trung ương, tuyến tỉnh sau đó đến tuyến cơ sở.
5. Cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng và phần mềm mã nguồn mở:
a) Các cơ sở y tế đẩy nhanh việc xây dựng kho cơ sở dữ liệu y tế của đơn vị và ngành đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý và nghiên cứu khoa học.
b) Các bệnh viện tổ chức triển khai phần mềm báo cáo thống kê bệnh viện và các phần mềm ứng dụng khác để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành, tác nghiệp, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trong ngành. Các bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh phải triển khai phần mềm quản lý bệnh viện trước năm 2010.
c) Các cơ sở đào tạo cần triển khai phần mềm quản lý học sinh, sinh viên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Y tế.
d) Bộ Y tế khuyến khích đầu tư, phát triển để đưa vào sử dụng chung đối với các chuẩn thông tin y tế, các chương trình phần mềm có tính chất đặc thù chung cho một lĩnh vực trong ngành y tế ; khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp giảm chi phí và chủ động trong việc xây dựng phần mềm ứng dụng.
6. Internet và website:
a) Đến cuối năm 2010 có 100% các cơ sở y tế trung ương, bệnh viện, cơ sở y tế tuyến tỉnh, các cơ sở đào tạo y dược và 80% bệnh viện huyện có kết nối Internet băng thông rộngtạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ y tế, sinh viên, học sinh được tiếp cận dịch vụ Internet có tốc độ cao để phục vụ công tác khám chữa bệnh, học tập và nghiên cứu khoa học y dược.
b) Các cơ sở y tế tuyến trung ương, các Sở y tế, các trường Đại học và Cao đẳng y tế phải có trang thông tin điện tử (website) trên Internet với thông tin được cập nhật, tin cậy cao để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và tổ chức khác có liên quan.
c) Các cơ sở đào tạo, chỉ đạo tuyến, các bệnh viện chuyên khoa cần đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đào tạo chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh từ xa phục vụ kịp thời cho nhu cầu của cán bộ và nhân dân.
7. Quản lý, điều hành: Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin từ Bộ đến các đơn vị trực thuộc và Sở y tế thông suốt, kịp thời. Trong năm 2010 phải có trên 50% thông tin được trao đổi trên mạng, 30% các cuộc họp của Bộ được tổ chức trên môi trường mạng, hạn chế thủ tục, giấy tờ không cần thiết.
8. Dịch vụ công: Các dịch vụ công về y dược ở cơ quan Bộ Y tế và các Sở Y tế được cung cấp trên mạng của Bộ Y tế và các Sở y tế ở mức độ 2, một số dịch vụcông ở mức độ 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung ứng các dịch vụ khám, chữa bệnh, cấp phép trong hoạt động y tế qua mạng, phục vụ tốt cho nhân dân và doanh nghiệp.
Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Giám đốc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các Cơ sở y tế cần có kế hoạch tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về thường xuyên về Bộ Y tế.
Giao cho ông Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo – Văn phòng Ban chỉ đạo công nghệ thông tin y tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị trong ngành y tế thực hiện Chỉ thị này.
| BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.