BỘ THÔNG TIN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5/CT-BTTTT |
Hà Nội, ngày 2 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ thị toàn ngành Thông tin và Truyền thông:
1. Bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, trong đó:
a) Xác định công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm thực hiện sâu rộng, có hiệu quả nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do dịch bệnh gây ra.
b) Kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả những thông tin sai lệch, lợi dụng tình hình để gây hoang mang trong xã hội và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch.
2. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông phải vào cuộc, tham gia công tác phòng, chống dịch; phối hợp với ngành Y tế và các cơ quan có liên quan phòng, chống dịch hiệu quả.
3. Các doanh nghiệp công nghệ cần coi đây là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
1. Tuyên truyền dựa trên nền tảng công nghệ
- Tổ chức nhắn tin tuyên truyền về phòng, chống dịch do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra đến từng thuê bao điện thoại di động.
- Sản xuất các video clip, phim ngắn, thông tin dưới dạng đồ họa để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các mạng xã hội có nhiều người dùng tại Việt Nam, trên các nền tảng công nghệ số như Facebook, Zalo, YouTube, Lotus v.v...
- Phát động chiến dịch đồng bộ gắn hashtag #ICT_anti_nCoV, thống nhất mẫu biểu trưng cho chiến dịch “Cộng đồng công nghệ số Việt Nam phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”.
2. Tuyên truyền qua báo chí, hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại
- Phối hợp với Bộ Y tế định hướng nội dung thông tin về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) trên báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử) và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, các mạng lưới quảng cáo điện tử trên các nền tảng khác nhau.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình mở chuyên trang, chuyên mục, chương trình riêng để thực hiện các chuyên đề, đối thoại, giao lưu trực tuyến, hỏi và đáp trực tuyến nhằm cập nhật thông tin cần thiết một cách kịp thời, chính xác tới người dân.
- Xây dựng, đăng tải các video clip, banner ảnh tĩnh, biểu ngữ cổ động, ... để tuyên truyền trên các báo điện tử có lượng người xem lớn.
- Xây dựng các tin, bài tuyên truyền trên báo chí nhằm củng cố vững chắc niềm tin của người dân vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống y tế cộng đồng, y tế cơ sở; đấu tranh chống các thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
- Tổ chức biên tập, lựa chọn các tin, bài từ nguồn Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia) và nguồn từ Bộ Y tế phù hợp với từng vùng miền, triển khai phát thanh phát sóng trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã để khuyến cáo người dân cần hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây bệnh và những dấu hiệu nhận biết khi nhiễm bệnh để chủ động đi khám, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
- Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức sản xuất tin bài phát sóng trên hệ thống thông tin đối ngoại nhằm mục tiêu thể hiện rõ trách nhiệm quốc tế của Việt Nam, tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với các nước khác...(báo in, báo điện tử đối ngoại, phát thanh, truyền hình đối ngoại).
3. Bảo đảm thông tin liên lạc, kết nối các bệnh viện, các cơ sở y tế, kịp thời chia sẻ thông tin
- Phối hợp triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bệnh viện, cơ sở y tế đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm vi rút Corona (nCoV) và những địa bàn có thể xuất hiện ca nghi nhiễm với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế.
- Bảo đảm miễn phí cước gọi đến các đường dây nóng của Bộ Y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra.
- Chủ động đấu tranh, đàm phán với Facebook và Google để yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ các video clips, thông tin sai sự thật về dịch bệnh, các tài khoản giả mạo đưa tin không đúng sự thật.
- Tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt, gây hoang mang trong dư luận xã hội.
1. Thành lập Tổ công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra với thành phần gồm:
- Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông - Tổ trưởng;
- Đại diện Lãnh đạo Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Vụ Bưu chính, Vụ Công nghệ thông tin, các Cục: Viễn thông, Bưu điện Trung ương, An toàn thông tin, Báo chí, Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Thông tin cơ sở, Thông tin đối ngoại, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính tạm dừng việc chấp nhận, vận chuyển gửi chuyển phát ra nước ngoài các mặt hàng là trang thiết bị y tế dùng cho việc phòng bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) gây ra, cụ thể: khẩu trang y tế, nước sát trùng, găng tay y tế kể từ ngày 01/02/2020.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Y tế, các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bệnh viện, cơ sở y tế đang quản lý, cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm, nghi nhiễm vi rút Corona (nCoV) và những địa bàn có thể xuất hiện ca nghi nhiễm với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện việc miễn cước gọi đến các đường dây nóng phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của Bộ Y tế và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất tổ chức nhắn tin tuyên truyền về phòng, chống dịch do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra đến các thuê bao điện thoại di động theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế.
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp Đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo Quốc gia.
- Tăng cường công tác giám sát tình hình, diễn biến trên không gian mạng Việt Nam về các nội dung có liên quan đến dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông góp phần tuyên truyền chính xác, kịp thời về việc phòng, chống dịch.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc xác minh, xử lý các nguồn phát tán tin sai sự thật, tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng Việt Nam về các nội dung có liên quan đến dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra.
- Chủ trì xây dựng mẫu biểu trưng cho chiến dịch “Cộng đồng công nghệ số Việt Nam phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”.
- Phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử trong việc trao đổi với Facebook và Google để yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ các video clips, thông tin sai sự thật về dịch bệnh.
Chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tích cực tham gia hưởng ứng, dành nguồn lực phát triển các giải pháp, công nghệ, dịch vụ, sản phẩm mới, sáng tạo nhằm hỗ trợ cộng đồng phòng, chống dịch bệnh.
- Chủ trì các nhiệm vụ liên quan báo in, báo điện tử và phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trong công tác chỉ đạo thông tin báo chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Bám sát thông tin báo chí, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm (nếu có) các trường hợp thông tin không chính xác, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân.
- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ công tác chỉ đạo, định hướng báo chí trong thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
8. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
- Chủ trì trao đổi với Facebook và Google để yêu cầu: ngăn chặn, gỡ bỏ các video clips, thông tin sai sự thật về dịch bệnh; hiển thị kết quả khi người dùng trên lãnh thổ Việt Nam tìm kiếm các thông tin có liên quan về dịch bệnh tới các nguồn thông tin chính thống theo đề nghị chính thức của Việt Nam tại những kết quả đầu tiên.
- Chỉ đạo các Đài phát thanh, truyền hình tăng cường thời lượng, chương trình tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh do vi rút Corona (nCoV) gây ra; cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin về tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống và cứu chữa bệnh nhân tại các bản tin trong ngày, đặc biệt ưu tiên thông tin trong bản tin thời sự sáng, trưa, tối.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp đang quản lý các mạng xã hội Việt Nam có nhiều người sử dụng tăng cường chia sẻ các thông tin cảnh báo, hướng dẫn người dân về việc phòng tránh lây nhiễm vi rút Corona (nCoV).
- Phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp quảng cáo sở hữu mạng lưới màn hình điện tử, các hệ thống wifi marketing, quảng cáo số trên các nền tảng khác nhau đăng tải các thông tin chính thống về tình hình phòng, chống dịch bệnh.
- Phát động chiến dịch đồng bộ gắn hashtag #ICT_anti_nCoV; phối hợp với Cục An toàn thông tin xây dựng mẫu biểu trưng cho chiến dịch “Cộng đồng công nghệ số Việt Nam phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra”.
Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã tập trung thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến những thông tin khuyến cáo người dân và cộng đồng phòng ngừa, hạn chế dịch bệnh; phối hợp thường xuyên với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế để kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho hệ thống thông tin cơ sở.
Tham gia triển khai truyền thông trong nước, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao triển khai chỉ đạo phòng chống dịch bệnh dưới góc độ tuyên truyền đối ngoại:
- Tuyên truyền về hình ảnh tích cực chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của Đảng và Nhà nước, trách nhiệm với nhân dân và cộng đồng thế giới.
- Tuyên truyền về hình ảnh, cách ứng xử có trình độ văn hóa và bản lĩnh của một đất nước nhân văn, của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân Trung Quốc và cộng đồng thế giới.
11. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong chỉ thị này tại địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở của địa phương tăng thời lượng tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
12. Các doanh nghiệp công nghệ số
- Chủ động hỗ trợ đơn vị chức năng của Bộ Y tế trong việc nâng cấp trang/cổng thông tin điện tử chính thống về dịch bệnh, bảo đảm tính sẵn sàng về băng thông, đường truyền, tối ưu hóa hiệu ứng tuyên truyền.
- Chủ động sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, truyền thông chủ động để phát hiện thông tin giả mạo, sai sự thực; tham gia lan truyền thông tin từ trang/cổng thông tin điện tử chính thống về dịch bệnh.
- Ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, chủ động báo cáo, khuyến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền về các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh dựa trên kết quả phân tích.
13. Các doanh nghiệp bưu chính
Tạm dừng việc chấp nhận, vận chuyển gửi chuyển phát ra nước ngoài các mặt hàng là trang thiết bị y tế dùng cho việc phòng bệnh Viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona (nCoV) gây ra, cụ thể: khẩu trang y tế, nước sát trùng, găng tay y tế kể từ ngày 01/02/2020.
- Chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện lan truyền thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng tới người dùng của mình thông qua các nền tảng công nghệ.
- Cung cấp bổ sung các tiện ích đơn giản, sáng tạo trên các nền tảng của mình để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin chính thống về phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ người dùng phòng, chống dịch bệnh (hỏi đáp, tư vấn, tra cứu, tìm kiếm các thông tin, cơ sở y tế...).
- Sử dụng mạng lưới các điểm giao dịch của các doanh nghiệp để kịp thời cung cấp thông tin có liên quan về dịch bệnh để khách hàng đến giao dịch biết, chủ động phòng dịch (tờ rơi, standee, backdrop, màn hình điện tử,...).
15. Các cán bộ, công chức, viên chức người lao động ngành Thông tin và Truyền thông
- Thực hiện nghiêm túc nội dung Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác của cơ quan cấp trên về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung của chỉ thị này; chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tại cơ quan và gia đình.
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu toàn thể các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong toàn Ngành khẩn trương quán triệt, tổ chức triển khai.
Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi toàn thể cộng đồng công nghệ Việt Nam cùng đoàn kết, chung tay, thể hiện trách nhiệm, năng lực và sứ mệnh dùng công nghệ để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và thường xuyên báo cáo Bộ trưởng kết quả việc thực hiện Chỉ thị này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.