THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 573-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 1996 |
Đến nay Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 18 Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình quy định tại Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Tổng công ty 91). Mặc dù quá trình hoạt động chưa dài và có nhiều khó khăn, nhưng kết quả triển khai trong hơn một năm qua ở các Tổng công ty 91 bước đầu đã khẳng định mô hình tổ chức này là đúng hướng, phù hợp với yêu cầu đổi mới trong khu vực kinh tế nhà nước. Để tạo điều kiện cho các Tổng công ty 91 sớm đi vào hoạt động ổn định và thực hiện tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành liên quan khẩn trương tiến hành một số việc sau đây:
1. Về hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp nhà nước.
Các cơ quan nhà nước theo sự phân công cần sớm hoàn chỉnh nội dung để trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành, hoặc tự ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp nhà nước, nhất là các văn bản trực tiếp liên quan đến các Tổng công ty nhà nước; tiến độ cụ thể như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị:
- Nghị định về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ ban hành trong tháng 8 năm 1996.
- Nghị định về quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ ban hành cuối tháng 10 năm 1996 để hướng dẫn thi hành các Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Luật doanh nghiệp nhà nước.
- Trong tháng 9 năm 1996, ký ban hành Chế độ kế hoạch đối với Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua nội dung.
b) Bộ Tài chính chuẩn bị:
- Nghị định về Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ ban hành vào đầu tháng 9 năm 1996.
- Ký ban hành ngay trong tháng 8 năm 1996 bản Quy chế tài chính mẫu đối với Tổng công ty nhà nước. Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 căn cứ vào bản Quy chế mẫu này để xây dựng Quy chế tài chính cụ thể của Tổng công ty mình và chậm nhất là cuối tháng 10 năm 1996 phải ký ban hành, sau khi Bộ Tài chính thông qua nội dung. Những sai lệch so với Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước khi Chính phủ chính thức ban hành, sẽ được Bộ Tài chính hiệu chỉnh lại sau.
c) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chuẩn bị và trong tháng 9 năm 1996 ký ban hành chế độ lương và phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng quản trị (lương cho các thành viên hoạt động chuyên trách, phụ cấp cho thành viên hoạt động kiêm nhiệm).
Trong quá trình chuẩn bị, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cần bàn thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về vấn đề này. Đối với Tổng công ty 91 có thể vận dung theo hướng Chủ tịch Hội đồng quản trị hưởng lương tương đương Thứ trưởng, các thành viên khác hưởng lương tương đương Vụ trưởng hạng cao nhất. Lương của Tổng giám đốc theo quy định riêng. Những người có mức lương cao hơn mức quy định này, nếu được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm vào Hội đồng quản trị, thì được bảo lưu mức lương cũ.
d) Ban chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp chuẩn bị và trong tháng 9 năm 1996 hướng dẫn về:
- Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị Tổng công ty 91, mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
- Quy chế làm việc của Ban kiểm soát.
đ) Tổng cục Thống kê chuẩn bị và đến cuối tháng 10 năm 1996 ban hành xong các văn bản bổ sung, sửa đổi chế độ báo cáo, thống kê cho phù hợp với Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản khác dưới Luật có liên quan đến Tổng công ty nhà nước, sau khi đã bàn nhất trí với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
2. Về tổ chức và cán bộ của Tổng công ty 91.
a) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ bàn với các cơ quan liên quan để từ nay đến cuối tháng 10 năm 1996 trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung đủ cán bộ chủ chốt cho các Tổng công ty 91; nhất là những nơi còn thiếu Chủ tịch Hội đồng quản trị và chưa có Phó tổng giám đốc. Ngoài ra Ban cần ra soát lại nhân sự hiện có của các Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 và trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những trường hợp chưa hợp lý, đặc biệt đối với trường hợp cán bộ quản lý nhà nước còn kiêm nhiệm các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban Ban kiểm soát.
b) Trong quá III năm 1996 các Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 phải kiện toàn xong Ban kiểm soát. Trong trường hợp Bộ Tài chính và Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật không giới thiệu được người hoạt động chuyên trách như đã quy định tại Điều lệ Tổng công ty thì Hội đồng quản trị được quyền tự chọn những người có đủ tiêu chuẩn quy định và bổ nhiệm vào làm thành viên Ban kiểm soát, hoạt động chuyên trách để có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao.
c) Tất cả các Tổng công ty 91 phải xây dựng và ban hành trong tháng 9 năm 1996 bản Quy chế hoạt động của bộ máy giúp việc của Tổng công ty mình. Hồi đồng quản trị và Tổng giám đốc cùng sử dụng chung bộ máy giúp việc này, không tổ chức bộ máy giúp việc riêng.
d) Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 phải phê chuẩn xong Điều lệ và Quy chế tổ chức và hoạt động của tất cả đơn vị thành viên chậm nhất vào cuối năm 1996.
đ) Các Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam trong tháng 9 năm 1996 cần ban hành Quy chế hoạt động của doanh nghiệp thành viên kinh doanh lương thực, trong đó quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp này ngoài việc thực hiện nhiệm vụ Tổng công ty giao, còn phải thực hiện nhiệm vụ thu mua và chế biến lương thực trên địa bàn tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao; bảo đảm nguyên tắc đã có doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty này kinh doanh lương thực và cung ứng nhu cầu lương thực cho dân trên địa bàn tỉnh thì không thành lập doanh nghiệp thuộc địa phương nữa.
3. Về các vấn đề tài chính của Tổng công ty 91.
a) Bộ Tài chính khẩn trương tiến hành những việc dưới đây:
- Hoàn thành việc giao vốn cho các Tổng công ty 91 chậm nhất vào cuối tháng 9 năm 1996.
- Từ nay đến cuối năm 1996 phải quy định cho từng Tổng công ty 91 danh mục những bán sản phẩm luân chuyển nội bộ giữa các thành viên để tiếp tục hoàn chỉnh và những dịch vụ luân chuyển nội bộ giữa các thành viên để phục vụ sản xuất mà không phải nộp thuế doanh thu.
- Khẩn trương thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết vốn cho Tổng công ty Đá quý và vàng Việt Nam như đã ghi tại điểm 3, Công văn số 519/KTN ngày 30 tháng 01 năm 1996 của Văn phòng Chính phủ.
- Nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý khó khăn về vốn cho một số Tổng công ty 91 khác; như vốn dự trữ lưu thông để Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam mua lương thực hàng hoá của nông dân theo thời vụ, vốn cần thiết để Tổng công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam có thể hoàn thành được chu kỳ đóng tàu.
b) Số nợ tồn đọng của các doanh nghiệp tại thời điểm đưa vào thành viên của Tổng công ty 91 được giải quyết như sau:
- Phần nợ phát sinh do doanh nghiệp phải thực hiện chỉ thị của một cơ quan nhà nước thì cơ quan đó có trách nhiệm tìm biện pháp thanh toán số nợ này cho doanh nghiệp.
- Phần nợ phát sinh do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Tổng công ty chỉ đạo doanh nghiệp này trong việc thanh toán số nợ đó.
c) Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho Công ty tài chính trong Tổng công ty 91 sớm được thành lập và có thể đi vào hoạt động.
4. Về quan hệ giữa Tổng công ty 91 và các cơ quan nhà nước.
a) Các cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản pháp quy liên quan đến doanh nghiệp nhà nước đều gửi văn bản đó cho các Tổng công ty 91. b) Khi trình các cơ quan nhà nước giải quyết những đề nghị của mình, Tổng công ty 91 thực hiện nguyên tắc đi qua một cửa theo từng việc cụ thể. Việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào thì Tổng công ty trực tiếp trình cơ quan đó xử lý. Nếu cần thì cơ quan này sẽ bàn với các cơ quan khác có liên quan để giải quyết và trả lời cho Tổng công ty, không yêu cầu Tổng công ty phải trình kèm ý kiến của các cơ quan liên quan. Trường hợp việc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ thì ngoài văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ (qua Văn phòng Chính phủ) Tổng công ty đồng gửi văn bản đó cho Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ chức năng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, để khi Thủ tướng Chính phủ cần hỏi ý kiến thì các cơ quan này đã chuẩn bị sẵn.
c) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thành lập một bộ phận trong Văn phòng Chính phủ làm đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo và xử lý những đề nghị của các Tổng công ty 91. Trong khi chưa có bộ phận này, Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối nói trên.
5. Vấn đề tổ chức Đảng và tổ chức Công đoàn trong Tổng công ty.
a) Đề nghị Ban Tổ chức Trung ương chủ trì bàn với Ban Kinh tế Trung ương để sớm hướng dẫn hình thức và nội dung hoạt động của tổ chức Đảng trong Tổng công ty nhà nước.
b) Đề nghị Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sớm hướng dẫn hình thức và nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn trong Tổng công ty nhà nước.
Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan sớm tổ chức cho các cán bộ chủ chốt trong Tổng công ty nhà nước và các cơ quan nhà nước có liên quan quán triệt nội dung các văn bản pháp luật và trao đổi kinh nghiệm liên quan đến tổ chức và hoạt động của các Tổng công ty nhà nước.
|
Trần Đức Lương (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.