CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45-CT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 1989 |
VỀ VIỆC NGHIÊM CHỈNH THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 175-HĐBT NGÀY 18-11-1988 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG Quyết định số 175-HĐBT ngày 18-11-1988 của Hội đồng Bộ trưởng không thu thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch của những người được Nhà nước cử đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài mang về nước ta, và không bắt buộc những người này bán hàng cho các tổ chức kinh tế quốc doanh là một chủ trương quan trọng phù hợp với tinh thần đổi mới của Đảng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân nên được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ.
Nhưng nhiều ngành có liên quan chậm sửa đổi những quy định không còn phù hợp; riêng Tổng cục Hải quan đã ra văn bản hướng dẫn thi hành chưa thể hiện đúng nội dung và tinh thần của Quyết định số 175-HĐBT.
Để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Quyết định số 175-HĐBT sau khi xem xét báo cáo của Tổng cục Hải quan và qua kiểm tra thực tế triển khai ở một số hiện trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Thủ trưởng các ngành, các cấp, nhất là những cơ quan Nhà nước có chức năng kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất, nhập khẩu phi mậu dịch phải nhận thức rõ Quyết định số 175-HĐBT là một chủ trương mới của Nhà nước đối với hàng hoá của những người được Nhà nước cử đi lao động, công tác và học tập ở nước ngoài (kể cả ngắn ngày và dài ngày) mang về hoặc gửi về nước ta. Nhà nước khuyến khích và bảo vệ việc di chuyển tài sản về nước của những người này dưới dạng những hàng hoá có lợi cho quốc kế dân sinh.Quyết định số 175-HĐBT đã xác định rõ những hàng hoá cấm nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu. Việc kiểm tra, giám sát đối với các hàng hoá nhập khẩu. Việc kiểm tra, giám sát phải làm đúng pháp luật, đúng đường lối quần chúng và bằng những biện pháp nghiệp vụ, tập trung đánh trúng bọn buôn lậu, những người vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh. Người có hàng hoá mang về hoặc gửi về hợp pháp được tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng giải toả hàng hoá được nhanh, không bị mất mát hoặc tốn kém.
2. Việc quản lý, theo dõi và kiểm tra thực hiện chính sách điều tiết thu nhập đối với những người được Nhà nước cử đi lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài (dài ngày và ngắn ngày) là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Khi kiểm tra, giám sát hàng hoá do những người này mang về hoặc gửi về, Tổng cục Hải quan không cần yêu cầu chủ hàng xuất trình các bản khai thu nhập và giấy chứng nhận đã nộp nghĩa vụ do Bộ Tài chính cấp.
3. Đối với xe máy của những người được Nhà nước cử đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài mang về hoặc gửi về tới cửa khẩu nước ta thì chủ hàng cần khai đúng số lượng, loại xe, số máy và số sườn xe, hải quan chỉ xác nhận nội dung đã kê khai, không được yêu cầu chủ hàng phải mở thùng ra để đối chiếu nếu chủ hàng không yêu cầu; sau này nếu có sai sót trong tờ khai thì chủ hàng chịu trách nhiệm.
4. Tất cả hàng hoá của những người nói trong Quyết định số 175-HĐBT từ ngày 1/1/1989 về đến cửa khẩu nước ta đều phải được giải quyết đúng Quyết định số 175-HĐBT; cơ quan nào đã tịch thu hoặc xử lý trái với Quyết định đó thì phải truy hoàn hoặc bồi thường sòng phẳng cho chủ hàng, không được viện lý do để thoái thác trách nhiệm.
5. Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp, lấy ý kiến tham gia của các ngành liên quan trực tiếp (như Lao động, Nội vụ, Văn hoá...) xây dựng ban hành những văn bản mới để hướng dẫn thi hành đúng nội dung và tinh thần của Quyết định số 175-HĐBT và chỉ thị này; đồng thời chỉnh đốn gấp tổ chức, bố trí cán bộ, nhân viên và tăng cường phương tiện làm việc để việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất - nhập khẩu phi mậu dịch nói trên được thực hiện nghiêm túc.
Chỉ thị này cần được phổ biến rộng rãi để cán bộ, nhân dân hiểu, thi hành và kiểm tra, giám sát việc thi hành.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.