ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/1998/CT-UB-KT |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 1998 |
CHỈ THỊ
VỀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG - CHỐNG CƠN BÃO SỐ 8
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, hồi 7 giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1998 vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 11 độ vĩ Bắc, 115,8 độ kinh Đông, cách bờ biển Nam Trung Bộ khoảng 700 Km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ bão đi khoảng 25 Km. Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và sẽ đổ bộ vào khu vực thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13/12/1998.
Tình hình cơn bão diễn biến rất phức tạp và hậu quả thiệt hại về người và tài sản do cơn bão gây ra sẽ rất lớn - Đặc biệt là đối với một đô thị lớn đông dân như thành phố Hồ Chí Minh. Để hạn chế mức thiệt hại thấp nhất do cơn bão gây ra, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Chỉ thị Thủ trưởng các Sở - Ngành và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện khẩn trương triển khai thực hiện ngay những việc cấp bách sau :
1. Triển khai ngay phương án phòng - chống bão, lụt của từng ngành, từng đơn vị và địa phương theo kế hoạch của Ban chỉ huy phòng - chống lụt bão thành phố đã đề ra.
2. Sơ tán ngay dân ở vùng ven biển và có kế hoạch sẵn sàng sơ tán dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đề phòng nước dâng, lũ ngập. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thực hiện tốt hiệp đồng giữa các lực lượng trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
3. Do cơn bão số 8 có cường độ rất mạnh, cần triển khai ngay biện pháp chằng chống nhà cửa, kho tàng, bệnh viện, có kế hoạch sẵn sàng sơ tán dân ra khỏi các chung cư xuống cấp khi có bão, đề phòng sập đổ. Đối với các nhà xưởng, kho tàng có sản xuất và lưu trữ các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc nổ,.v.v.. có ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường cần có biện pháp chống đỡ, di dời đến nơi an toàn tuyệt đối.
4. Các ngành Điện lực thành phố, Bưu điện thành phố, Giao thông công chánh thành phố phải đảm bảo phục vụ liên tục và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện dự phòng khi có sự cố xảy ra như cúp điện, cây đổ, ngập nước,v.v...
5. Các lực lượng Võ trang, Biên phòng, Công an chuyển sang chế độ trực tác chiến, sẵn sàng lực lượng và phương tiện để thực hiện công tác ứng cứu, cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ sinh mạng và tài sản của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn.
6. Các ngành Y tế, Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội,... chuẩn bị đảm bảo các điều kiện cứu trợ cho nhân dân khi có bão, lũ.
7. Các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, thực hiện tốt và thông suốt công tác thông tin, thông báo đến tất cả nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về diễn biến của cơn bão, các Hướng dẫn, Thông báo, Chỉ thị có liên quan của Trung ương và Thành phố.
8. Thủ trưởng các Sở - Ngành, các đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện, Phường - Xã bố trí trực lãnh đạo 24/24, thực hiện tốt các nhiệm vụ trong phạm vi lĩnh vực do đơn vị phụ trách, phân công cán bộ chủ chốt đến ngay các địa bàn xung yếu để trực tiếp chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống ; đảm bảo chế độ báo cáo và thông tin liên lạc thông suốt từ cơ sở đến Thành phố và Trung ương.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở - Ngành, các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương và nghiêm chỉnh thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.