BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4025/CT-BNN-TY |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2010 |
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM DỊP TRƯỚC TẾT TÂN MÃO
Theo báo cáo của Cục Thú y, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của nước ta trong năm 2010 đã đạt được một số thành công nhất định. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 63 xã, phường của 37 huyện, quận thuộc 24 tỉnh, thành phố làm hơn 76 ngàn con gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy, trong đó chủ yếu là vịt (chiếm hơn 70%). Các ổ dịch chỉ xuất hiện lẻ tẻ, rải rác ở một vài hộ chăn nuôi, không lây lan thành dịch lớn và được các địa phương bao vây, dập tắt ngay. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch trên vịt tại Nam Định, Nghệ An. Nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện tại các địa phương khác là rất cao do vi rút cúm gia cầm vẫn đang lưu hành trong đàn thủy cầm chưa tiêm phòng; thời tiết lạnh và diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của gia cầm, tạo thuận lợi cho vi rút tồn tại, phát triển và lây lan; hoạt động chăn nuôi gia cầm tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm,… Do đó, để chủ động ngăn chặn dịch tái phát tạo đà cho phát triển chăn nuôi gia cầm dịp cuối năm, góp phần bình ổn giá tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện ngay các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch, ứng phó kịp thời với diễn biến dịch cúm gia cầm trên địa bàn. Tổ chức lực lượng thường trực, bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Chỉ đạo chính quyền cơ sở, các ban ngành đoàn thể ở địa phương tổ chức giám sát dịch trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch phát sinh.
2. Chỉ đạo chính quyền các cấp hỗ trợ ngành thú y địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt 2 năm 2010, việc tiêm phòng phải được hoàn thành trước 31/12/2010. Chú ý tiêm phòng đủ liều, đủ lần, đạt tỷ lệ theo quy định, đặc biệt chú ý tiêm triệt để đàn vịt. Các tỉnh không tiêm phòng chủ động áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng chống dịch theo quy định.
3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền vận động người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, gia cầm, sản phẩm gia cầm tích cực hưởng ứng các biện pháp phòng chống dịch, chủ động khai báo khi có dịch.
4. Thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia cầm tập trung, khu vực buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, vùng có nguy cơ cao,…
5. Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm; các tỉnh biên giới cần huy động các lực lượng thú y, y tế, công an, hải quan, bộ đội biên phòng, giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn và chính quyền các cấp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt các cửa khẩu, dọc tuyến biên giới để chống buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Vận động nhân dân không tham gia vận chuyển gia cầm lậu, chủ động phát hiện, báo cáo để ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm đối với trường hợp nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm thực hiện nghiêm Chỉ thị này và báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.