BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4-BYT/CT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 1987 |
VỀ VIỆC TẬP TRUNG MỌI KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ TÌNH HÌNH SỐT RÉT ĐANG TĂNG Sau nhiều năm phấn đấu, công tác thanh toán bệnh sốt rét trong cả nước đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần phục vụ sức khoẻ nhân dân, phục vụ xây dựng kinh tế và quốc phòng.
Nhưng trong mấy năm gần đây, bệnh sốt rét đang có chiều hướng tăng trở lại, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức sản xuất của nhân dân. Ngoài các nguyên nhân khách quan (di biến động lớn trong nhân dân, khó khăn về tinh tế - xã hội, về chuyên môn kỹ thuật, mạng lưới y tế hoạt động yếu...), nguyên nhân chủ yếu là buông lỏng lãnh đạo, coi nhẹ công tác phòng chống sốt rét.
Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải bằng mọi cách khống chế không để bệnh sốt rét tăng lên trong năm 1987, làm cơ sở đẩy lùi từng bước trong các năm sau. Trước hết cần tập trung tiến hành tốt chiến dịch khống chế bệnh sốt rét đợt I trong tháng 3, tháng 4 năm 1987 đạt các yêu cầu về chất lượng của các biện pháp chuyên môn kỹ thuật (phun DDT, điều trị quản lý bệnh nhân, giám sát dịch tễ...), về củng cố thêm một bước tổ chức chuyên môn và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia các biện pháp phòng chống sốt rét (nằm màn, phát quang bụi rậm, thả cá ăn bọ gậy, ăn rong, hun khói, xua muỗi, đi thử máu khi sốt, uống thuốc đủ liều...). Đặc biệt chú ý vùng trọng điểm sốt rét phục vụ ba chương trình kinh tế trọng tâm của Nhà nước.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương và đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ dưới đây :
1. Đối với các Sở Y tế tỉnh, thành phố :
Các Sở Y tế phải coi phòng chống sốt rét là trọng tâm công tác toàn ngành trong năm 1987. Trước mắt tập trung mọi lực lượng triển khai có chất lượng chiến dịch mùa xuân khống chế bệnh sốt rét. Lãnh đạo Sở phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về kết quả của chiến dịch. Để bảo đảm thắng lợi, Sở Y Tế đề xuất với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, làm việc với Sở Tài chính bảo đảm đủ kinh phí sốt rét ngay từ đầu năm để để mua thuốc, hoá chất, tổ chức các đội phun DDT, đội điều trị bán chuyên nghiệp nhằm bảo đảm chất lượng các biện pháp chuyên môn và tránh lãng phí. Sở cần huy động lực lượng toàn ngành (cán bộ ở bệnh viện, các cơ quan quanh Sở, học sinh trường y tế. ..) được bồi dưỡng chuyên môn làm nòng cốt phục vụ chiến dịch.
Tiếp theo chiến dịch tấn công, Sở cần tập trung giải quyết việc tuyển dụng, bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức hoạt động có hiệu quả đối với lực lượng lao động bổ sung cho sốt rét. Đồng thời quan tâm củng cố tốt mạng lưới y tế cơ sở; cần tăng cường củng cố và tạo điều kiện cho trạm chuyên khoa nâng cao năng lực hoạt động giúp đỡ tuyến dưới, chỉ đạo các phòng y tế huyện, bệnh viện, các khu kinh tế mới, các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học, cơ quan thực hiện đầy đủ các quy định của công tác sốt rét. Đặc biệt Sở Y Tế cần chỉ đạo Công ty dược phẩm bảo đảm cơ số thuốc sốt rét thường xuyên cho các tuyến và các cơ sở điều trị nhằm mục đích cuối cùng là phát huy thắng lợi của chiến dịch tấn công, tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét đạt mục tiêu đề ra cho năm 1987.
Dịch sốt rét thường xảy ra ở các vùng kinh tế mới. Để phục vụ kế hoạch phân bố lại dân cư của Nhà nước, Bộ yêu cầu các Sở Y Tế quan hệ chặt chẽ với cơ quan điều động dân cư để thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Y Tế về phòng chống sốt rét cho đối tượng này.
3. Đối với viện, phân viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng:
Các viện và phân viện sốt rét ký sinh trùng và côn trung cần tập trung lực lượng hướng dẫn giúp đỡ các địa phương và các ngành thực hiện tốt chiến dịch tấn công, có kế hoạch hướng dẫn địa phương trong việc huấn luyện và tổ chức sử dụng số lao động bổ sung cho sốt rét (tập hợp kết quả báo cáo về Bộ). Trong năm 1987 còn có những khó khăn nhất định về sản xuất và phân phối thuốc sốt rét, viện và phân viện cần phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp xí nghiệp Dược và các Vụ liên quan để bảo đảm nhu cầu thuốc. Đồng thời tổ chức tốt việc hợp tác với Liên Xô và các tổ chức quốc tế về công tác sốt rét.
4. Đối với Liên hiệp các xí nghiệp Dược :
Thuốc sốt rét cho kế hoạch 1987 còn thiếu. Liên hiệp các xí nghiệp Dược phải chỉ đạo chặt chẽ việc sản xuất thuốc với nguyên liệu sẵn có hoàn thành cuối quý I năm 1987 và đầu quý II năm 1987. Đồng thời có kế hoạch sản xuất thuốc còn thiếu của năm 1987 và thuốc cho năm 1988 khi có nguyên liệu bổ sung. Liên hiệp các xí nghiệp Dược cần đôn đốc nhập sớm nguyên liệu mua ở nước ngoài.
Liên hiệp các xí nghiệp Dược cần có kế hoạch điều phối thuốc cho các địa phương theo yêu cầu của chuyên môn đáp ứng đúng số lượng, mặt hàng và thời gian nhất là cho chiến dịch đợt I (tháng 3 và tháng 4 năm 1987).
- Vụ vệ sinh phòng dịch. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra các địa phương và y tế các ngành thực hiện kế hoạch phòng chống sốt rét; cùng với Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng kịp thời phát hiện các khó khăn, đề xuất tham mưu với Bộ cách giải quyết, cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều đơn vị về thuốc kinh phí, lao động cho sốt rét.
- Vụ kế hoạch. Ngoài việc tạo nguồn thuốc, hoá chất, vật tư cho sốt rét, cần quan tâm điều chỉnh kế hoạch ưu tiên cho sốt rét, theo dõi và giúp đỡ thực hiện tốt các chương trình hợp tác quốc tế về sốt rét. Đối với viện trợ của Liên Xô (kế hoạch 1986-1990) Vụ cần làm việc với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bảo đảm nhu cầu về thuốc và các vật tư cho sốt rét.
- Vụ tài chính - kế toán cần dành kinh phí ưu tiên cho sốt rét. Cần tháo gỡ khó khăn về kinh phí cho các địa phương trong triển khai Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính số 10-TT/LB.
- Vụ điều trị. Các cơ sở điều trị có trách nhiệm quan trọng trong phòng chống sốt rét. Do đó Vụ cần chỉ đạo các cơ sở điều trị thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ đối với sốt rét (lấy máu, điều trị đúng phác đồ, tham gia đội điều trị lưu động, chống dịch, tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét...) chỉ đạo hạ tỷ lệ tử vong do sốt rét ở các cơ sở điều trị.
- Vụ lao động tiền lương. Cần tập trung làm tốt các quy định và hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chuẩn tuyển dụng, chế độ, chính sách đối với số cán bộ bổ sung cho sốt rét. Hướng dẫn theo dõi việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đã ban hành. Đồng thời nghiên cứu đề xuất các chế độ chính sách ưu tiên cho cán bộ sốt rét.
- Vụ tổ chức cán bộ. Cần nghiên cứu đề xuất, chỉ đạo thực hiện việc củng cố tổ chức chuyên khoa sốt rét tại các tỉnh, huyện, nhất là các huyện trọng điểm sốt rét trên cơ sở lao động sốt rét được bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu về khống tình hình sốt rét đang tăng lên hiện nay.
- Vụ đào tạo. Cần chỉ đạo các trường y tế tham gia chiến dịch tấn công và các hoạt động phòng chống sốt rét.
Cần có kế hoạch rà soát lại nội dung, chương trình giảng dạy phòng chống sốt rét tại các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế.
Cần nghiên cứu đề xuất tăng thêm chỉ tiêu đào tạo chuyên khoa sốt rét cho các năm.
- Trung tâm tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ:
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống sốt rét dưới mọi hình thức để nhân dân biết cách đề phòng.
Thanh toán bệnh sốt rét là một trọng tâm công tác của toàn ngành trong năm 1987 và những năm sau. Mục tiêu của năm 1987 là cố gắng khống chế bệnh sốt rét không tăng hơn 1986. Bộ yêu cầu các địa phương và đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, chịu trách nhiệm trước Bộ về kết quả thực hiện (báo cáo về Bộ mỗi quý một lần). Bộ sẽ tổ chức kiểm điểm định kỳ việc thực hiện các yêu cầu trên.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn gì, xin phản ảnh kịp thời về Bộ (Vụ Vệ sinh phòng dịch) để nghiên cứu giải quyết.
|
Đặng Hồi Xuân (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.