ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/CT-UBND |
An Giang, ngày 26 tháng 02 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2020
Trong thời gian qua, công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh đã ổn định, đi vào nền nếp; thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của một số Sở, ban, ngành tỉnh chưa được quan tâm đúng mức; việc triển khai vẫn còn hình thức, chưa thực hiện các hoạt động theo dõi cụ thể; chế độ báo cáo chưa nghiêm, chưa đảm bảo hình thức và nội dung theo yêu cầu của Thông tư số 16/2018/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và thực hiện ý kiến của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 340b/BC-BTP ngày 25/12/2019 về công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2019. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật
a) Thủ trưởng Sở, ban, ngành và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện
- Xác định công tác theo dõi thi hành pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong quá trình lãnh đạo các đơn vị chuyên môn hiện nhiệm vụ; kịp thời ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình và tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, gửi về cho cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp.
- Thông qua việc kiểm tra, tự kiểm tra văn bản: Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các kiến nghị về việc ban hành văn bản không kịp thời, thiếu tính khả thi, thống nhất và đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.
- Chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị “nóng” về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Đồng thời gửi văn bản đã xử lý, kiến nghị về cho cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi chung.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về công tác theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cuối năm, gửi báo cáo về cho cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp. Đây là căn cứ để chấm điểm thi đua công tác pháp chế hàng năm.
b) Sở Tư pháp có trách nhiệm thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế nhằm nâng cao trình độ và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Phối hợp với các ngành, đơn vị bố trí, sắp xếp hợp lý biên chế phụ trách công tác pháp chế đủ về số lượng để thực hiện tốt công tác pháp chế nói chung và theo dõi thi hành pháp luật nói riêng.
c) Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để triển khai đầy đủ, hiệu quả các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật được nêu trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở, ban, ngành và địa phương trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 225/BTC-HCSN ngày 07/01/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
a) Bảo hiểm Xã Hội tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp cho việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục liên quan đến chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
- Kịp thời xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thi hành pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và quần chúng nhân dân trong việc giám sát quá trình thực thi pháp luật.
- Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động và người lao động.
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiểm tra việc chấp hành và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức xử lý “điểm” một số vụ việc hình sự, hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để làm gương.
3. Tổ chức thực hiện
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 463/CT- UBND ngày 07/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.