BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3713/CT-BNN-QLCL |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2011 |
Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Luật An toàn thực phẩm và cũng là năm ghi nhận sự chuyển biến cơ bản của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua việc triển khai đồng bộ hoạt động thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản. Kết quả bước đầu triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy nhận thức của người sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp, của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đã chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia phẩm màu trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; giết mổ gia súc, gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm… Để tăng cường việc thực thi pháp luật, bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chất lượng, ATTP, thực hành sản xuất tốt tới các cơ sở và cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn; huy động các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông phù hợp nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao trách nhiệm và đạo đức kinh doanh đối với cộng đồng của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công thương, khẩn trương triển khai đợt thanh tra, kiểm tra về bảo đảm ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm thìn năm 2012 theo đúng kế hoạch số 20/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 25/11/2011 của Ban Chỉ đạo liên ngành TƯ về ATTP, trong đó chú trọng các vùng sản xuất nông sản, các cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả, thịt, thủy sản cung cấp trực tiếp cho các thành phố lớn, khu dân cư tập trung. Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm, các cơ sở xếp loại C trong đợt kiểm tra, đánh giá phân loại theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tập trung kiểm tra việc chấp hành các quy định về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng trồng rau; việc sử dụng thuốc thú y, hóa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa.
- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại (A, B, C) của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và các trường hợp phát hiện sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Bố trí kinh phí, ưu tiên phục vụ hoạt động kiểm tra, lấy mẫu phân tích chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt tập trung lấy mẫu kiểm tra sản phẩm thịt, rau quả và thủy sản tại chợ đầu mối, điểm bán buôn.
- Báo cáo kết quả thực hiện các việc nêu trên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản) trước ngày 15/1/2012.
2.1. Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các cơ quan chuyên môn ở địa phương triển khai thanh tra, kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện bảo đảm ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có mức tiêu thụ lớn như: chợ đầu mối, điểm bán buôn, các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa.
- Chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục thuộc Bộ tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan kiểm tra cấp tỉnh về phương pháp kiểm tra, đánh giá phân loại đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Tổng hợp báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả triển khai đợt thanh tra, kiểm tra ATTP trong dịp Tết Nguyên đán trước ngày 18/1/2012.
2.2. Cục Thú y, Cục Chăn nuôi:
- Cục Thú y chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, trong đó tập trung kiểm tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với thịt và phụ phẩm động vật nhập khẩu. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các lô hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo hệ thống thú y, cơ quan chuyên môn quản lý chăn nuôi ở địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở chế biến đóng gói thịt và sản phẩm từ thịt; kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng, thuốc thú y, hóa chất cấm.
2.3. Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, trong đó tập trung vào các sản phẩm rau, quả nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đường bộ.
- Tập trung chấn chỉnh việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo hệ thống bảo vệ thực vật và các cơ quan chuyên môn về trồng trọt ở địa phương tăng cường hướng dẫn nhân rộng mô hình cơ sở sản xuất rau, quả an toàn, áp dụng VietGAP; tập trung kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
2.4. Thanh tra Bộ:
Chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành tổ chức một số đoàn thanh tra trọng điểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có biểu hiện vi phạm và có sản phẩm không bảo đảm ATTP trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và nhập khẩu thịt; cơ sở trồng trọt, sơ chế, bao gói rau quả phục vụ các tỉnh, thành phố lớn, khu vực tập trung nhiều dân cư.
2.5. Các đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị về Bộ (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) trước ngày 15/1/2012.
- Tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh là hội viên nâng cao trách nhiệm và đạo đức kinh doanh, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về chất lượng, ATTP.
- Phát hiện và thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng các trường hợp vi phạm pháp luật về chất lượng, ATTP để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.