ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/1998/CT-UB |
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 1998 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY QUẦN CHÚNG.
Thời gian qua, lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng đã tham gia thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) từ cơ sở nên đã hạn chế được số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, chưa tạo thành phong trào sâu rộng và thường xuyên, nhất là công tác xây dựng lực lượng PCCC quần chúng. Nhiều ngành, địa phương chưa có lực lượng PCCC quần chúng, chất lượng một số đội PCCC quần chúng chưa đáp ứng được yêu cầu PCCC. Để công tác PCCC được thường xuyên, thiết thực, hiệu quả cao, huy động được đông đảo quần chúng tham gia, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các công việc sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho nhân dân hiểu biết sâu sắc vị trí, tác dụng của công tác PCCC và việc huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC quần chúng. Tổ chức quán triệt và thực hiện tốt pháp lệnh PCCC; Chỉ thị 237/TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp PCCC và quyết định 230/1998/QĐ-BNV ngày 21/4/1998 của Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) về chế độ huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC quần chúng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và mọi công dân trong công tác PCCC.
2. Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế và các xã, phường, thị trấn trong phạm vi toàn tỉnh phải tổ chức lực lượng PCCC quần chúng; Việc huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng này là yêu cầu bắt buộc.
3. Những đối tượng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC gồm: cán bộ, đội viên dân phòng và đội PCCC của cơ sở; cán bộ, nhân viên của ban bảo vệ dân phố; bảo vệ chuyên trách các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tổ an ninh nhân dân; người làm việc trực tiếp tại những nơi có nhiều nguy hiểm, cháy, nổ; sau mỗi kỳ huấn luyện có kiểm tra và đánh giá kết quả để cấp giấy chứng nhận.
Nội dung, thời gian huấn luyện và huấn luyện lại theo quyết định 230/1998/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ (nay là Bộ công an).
4. Kinh phí huấn luyện nghiệp vụ PCCC do các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các xã, phường, thị trấn có nhu cầu huấn luyện cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Công an tỉnh phối hợp các ngành, các cấp, các tổ chức, cơ quan, đơn vị kiểm tra, đôn đốc và tổ chức huấn luyện; cấp giấy chứng nhận và lực lượng PCCC quần chúng của các cơ sở sau khi đã tham dự huấn luyện và đạt kết quả theo quy định.
Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung trên./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.