ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/CT-UBND |
Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong nước và thế giới. Tại Việt Nam, từ cuối tháng 6, dịch bệnh đã bùng phát mạnh, nhất là ở các tỉnh phía Nam, sản xuất kinh doanh tại các địa phương có dịch bị đình trệ lưu thông hàng hóa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của nhân dân. Tỉnh Sơn La là một địa phương cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, giá cả nhiều loại mặt hàng thiết yếu biến động thường xuyên, các loại vật liệu xây dựng, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, vật tư nông nghiệp... có xu hướng tăng cao, tác động đến sản xuất, kinh doanh, đời sống của nhân dân và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trước tình hình đó Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt với những biện pháp phòng chống dịch; phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân, để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh đến tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Để thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đón xuân Nhâm Dần 2022, vui vẻ, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:
1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm cân đối nguồn cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa, đáng giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và tết Nguyên Đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
2. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của cấp có thẩm quyền. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, kiểm soát giá. Các Sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giá, các biện pháp bình ổn giá và giá cả thị trường đến các tổ chức, nhân dân trên địa bàn để phối hợp, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về giá, gian lận thương mại, không để xảy ra tình trạng mất cung - cầu dẫn đến tăng giá đột biến.
3. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ các quy định của pháp luật về giá và nội dung Chỉ thị này, chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh bạn tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương trong việc tổ chức chúc Tết, tặng quà.
4. Ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp pháp, giữ ổn định chỉ số giá hàng hóa, phù hợp với chỉ số giá chung của cả nước, tập trung triển khai có hiệu quả các giải pháp về kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, không để biến động về giá, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống của nhân dân.
5. Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương triển khai công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết các thủ tục hành chính với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
II. NHIỆM VỤ CÁC SỞ, NGÀNH, CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh: Tăng cường công tác chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm thực hiện nghiêm, có hiệu quả Kế hoạch số 31/KH-BCĐ ngày 09/11/2021 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Sơn La trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các Sở, ngành liên quan trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá; thực hiện nghiêm các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá, trợ cước, trợ giá, công khai thông tin về giá. Tham mưu, đề xuất các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Chú trọng giá các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và hàng hóa phục vụ tết, giá cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, giá dịch vụ du lịch, lưu trú, thuốc chữa bệnh cho người.
- Theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời tham mưu trình cấp có thẩm quyền biện pháp bình ổn giá theo quy định. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá. Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá, kịp thời phát hiện sự chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn để tham mưu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Quản lý chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ; rà soát, cắt giảm hoặc tạm ngừng các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nội dung không thiết thực.
- Theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn thời gian qua để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn Châu Phi; đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, chủ động đề xuất phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đảm bảo sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các Bộ, ngành hữu quan, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa nhất là việc vận tải của các đơn vị khi đi qua các địa bàn liên tỉnh có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo cho lưu thông hàng hóa thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
- Đôn đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, các phương thức bán hàng lưu động... để cung ứng hàng hóa bình ổn đến khu vực đông dân cư, các khu vực vùng sâu, vùng xa...nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, dự trữ đầy đủ có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chất lượng, đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc đảm bảo cung ứng điện của các Công ty Điện lực tại địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý phương án dự phòng để đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cung cấp điện cho các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Chỉ đạo các Công ty Điện lực chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống, chập, cháy điện tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
- Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố có phương án tổ chức các Hội chợ Xuân bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chợ dân sinh, các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn, triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động của các chợ nhằm bảo đảm cung ứng, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, công tác quản lý an toàn thực phẩm của Nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phối hợp với các đơn vị chức năng tuyên truyền về việc khuyến khích sử dụng xăng sinh học; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh triển khai kế hoạch sản xuất; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, vật nuôi; chủ động theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, thời tiết; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm, đảm bảo khi các sản phẩm này được lưu thông trên thị trường vào dịp Tết Nguyên đán phải được kiểm dịch chặt chẽ, không cho lưu thông những loại sản phẩm không đảm bảo an toàn, chưa qua kiểm dịch. Bảo đảm sản xuất theo đúng quy hoạch và theo khuyến cáo của các Bộ, ngành Trung ương, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn cung cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
- Có biện pháp phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm; phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng một cách hiệu quả, kịp thời, không làm ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm.
- Triển khai, hỗ trợ kịp thời hạt giống cây trồng, vật nuôi và vắc xin, hóa chất sát trùng theo quy định cho nhân dân các huyện, thành phố bị ảnh hưởng bão lũ, dịch bệnh để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bảo đảm vệ sinh môi trường, ổn định đời sống, vui xuân đón Tết.
- Tổ chức phương tiện đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán thuận tiện, an toàn. Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc kê khai giá, niêm yết giá cước vận tải hành khách theo quy định, không để xảy ra tình hạng thu giá vé không đúng quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông, không để tình trạng phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật tham gia giao thông; Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải.
- Chỉ đạo các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động vận chuyển hành khách, cũng như là vận chuyển hàng hóa; Hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là việc vận tải của các đơn vị khi đi qua địa bàn liên tỉnh có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp đảm bảo cho hàng hóa lưu thông thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
- Chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; dịch bệnh phát sinh trong trường hợp xảy ra thiên tai bão, lũ; có phương án bảo đảm đủ thuốc thiết yếu hỗ trợ phục vụ nhân dân vùng thiên tai, bão, lũ; chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.
- Chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; tham mưu trình UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh kẹo, rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, thực phẩm nhập khẩu và đấu tranh chống thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc...; quản lý chặt chẽ giá thuốc, giá các dịch vụ y tế; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho người dân.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố vận động các doanh nghiệp tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Kết hợp chương trình hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa chuẩn bị tốt nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán, để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân nhất là những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo.
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền; Các chương trình kích cầu tiêu dùng; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19, ưu tiên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia chương trình mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa, các phương thức bán hàng lưu động... để cung ứng hàng hóa đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khó khăn, có thu nhập trung bình và thấp.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Căn cứ diễn biến của dịch bệnh Covid-19, chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bảo đảm vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục, tập quán của địa phương; quan tâm đến hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em; chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa đảm bảo phù hợp với yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid-19.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Báo Sơn La và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Công Thương để đưa tin, tuyên truyền đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, phản ánh sát thực tế cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường để ngăn chặn tình trạng tin đồn thất thiệt gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng bất lợi đến người tiêu dùng góp sức cùng các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường, tránh tâm lý bất an trong nhân dân.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đối với người có công với cách mạng; người hưởng chính sách trợ giúp xã hội, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách khác.
- Đề xuất với Tổng cục dự trữ Nhà nước kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân bị thiếu ăn trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt; phối hợp với các lực lượng chức năng bảo đảm trật tự, an toàn trong các cơ sở cai nghiện ma túy và tăng cường thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, nắm bắt diễn biến các mặt hàng liên quan lĩnh vực xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh, không để các đối tượng lợi dụng đẩy giá gây bất ổn thị trường; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh có biện pháp bình ổn thị trường và giá vật liệu xây dựng.
- Chủ trì và có kế hoạch phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức lực lượng ứng trực và vũ trang canh gác, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, các sự kiện chính trị - xã hội tổ chức trên địa bàn tỉnh; đặc biệt cần triển khai lực lượng, phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn về an ninh trật tự, về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các nơi tổ chức tụ họp, hoạt động vui chơi giải trí của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Cục quản lý thị trường tỉnh và các ngành chức năng tăng cường trong việc kiểm soát dịch bệnh gia súc gia cầm, phòng chống cháy nổ, chống buôn lậu, gian lận thương mại đảm bảo bình ổn giá cả thị trường.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ xây dựng kế hoạch kiểm tra, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ. Xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ trái phép; tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh điều kiện về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư và khu vực tập trung đông người, tổ chức chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông; Tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
13. Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Xây dựng Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận trong thương mại. Chú trọng các mặt hàng thiết yếu như: Bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, các mặt hàng thực phẩm tươi sống... được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, các mặt hàng có nhu cầu cao trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, như: Khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, thuốc chữa bệnh...
- Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phụ trách, quản lý địa bàn có đường biên giới, tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng như: Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, thanh tra chuyên ngành ... làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng gia súc, gia cầm và các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán; tập trung kiểm tra các khu vực kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, các tuyến đường bộ... phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào địa bàn để tiêu thụ.
14. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Sơn La
- Tổ chức tốt công tác cung ứng tiền mặt theo quy định, chỉ đạo các tổ chức tín dụng bảo đảm hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) hoạt động an toàn, thông suốt; tăng cường hoạt động thanh toán phục vụ sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; tổ chức các dịch vụ ngoại hối, thu đổi ngoại tệ phục vụ khách du lịch; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ.
- Chủ động có các giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá và thị trường vàng; tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống thanh toán; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi, kinh doanh tiền mặt mệnh giá nhỏ lẻ trái phép.
Đẩy mạnh các biện pháp kiểm tra, thanh tra chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế, chấn chỉnh công tác hoàn thuế; Tăng cường các biện pháp quản lý thu ngân sách gắn với quản lý thị trường, bình ổn giá cả.
Kiểm soát chặt chẽ các nội dung chi, nhất là các khoản chi khác. Kiên quyết xuất toán các khoản chi mua sắm quà tết không đúng đối tượng quy định.
- Rà soát, xây dựng kế hoạch cung ứng điện, thực hiện các giải pháp đảm bảo đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và cung cấp điện cho các cơ sở y tế để phục vụ khám chữa bệnh.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, chợ, khu vui chơi và khu dân cư.
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
- Phối hợp với Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình dịch tả lợn châu Phi; chủ động có phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường, tránh xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, mất kiểm soát.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá; có biện pháp bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng do đầu cơ, gom hàng, gây sốt giá, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, đến trật tự, an toàn xã hội trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.
- Hướng dẫn các chợ dân sinh, các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích trên địa bàn, triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19 để duy trì hoạt động của các chợ nhằm bảo đảm cung ứng, trao đổi hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá, bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
- Thành lập Tổ công tác liên ngành của huyện, thành phố để thực hiện kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giá cả, thị trường.
III. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Các Sở, ban, ngành: Công Thương; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh; Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Sơn La; Cục Thuế tỉnh; Công ty Điện lực Sơn La; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Kế hoạch và đầu tư (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh) và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện Báo cáo UBND tỉnh (Qua Sở Tài chính, Công thương, Y tế) cụ thể như sau:
1. Từ ngày 20/12/2021 đến ngày 30/01/2022 (Báo cáo 10 ngày/lần). Báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công và tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa tại các huyện, thành phố trong dịp cuối năm.
2. Ngày 05/02/2022 Tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác đảm bảo cân đối cung cầu, quản lý, điều hành bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, gửi Sở Công Thương, Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.