BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 311/2000/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2000 |
Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước nhiều thành phần kinh tế tự bỏ vốn mua sắm phương tiện kinh doanh vận tải hành khách, nên đã từng bước đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Vừa qua do thị trường điều tiết, thiếu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nên một số địa phương đã giảm bớt các tuyến xe nội tỉnh, tăng các tuyến liên tỉnh đi từ xã, huyện, tỉnh này đến xã, huyện, tỉnh khác, tạo nên nhiều tuyến vận tải chồng chéo dẫn đến tranh giành khách, xe chạy vòng vo không vào bến đón trả khách, xe chở quá tải, nhận khách trái tuyến rồi bán khách dọc đường, hạ thấp giá cước để cạnh tranh. Cùng với các hiện tượng đáng phê phán nói trên, một số doanh nghiệp đã sử dụng xe quá cũ nát, khai thác quá cường độ lao động của lái xe nên đã làm tăng tai nạn giao thông đường bộ mà tai nạn trong vận tải hành khách liên tỉnh là điều nổi cộm, mối lo của xã hội.
Để tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính thực hiện ngay một số công việc sau:
a- Rà soát lại các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh được công bố tại Quyết định số 727/1999/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 1999 và QĐ số 1484/1999/QĐ-BGTVT ngày 22/6/1999 của Bộ GTVT về việc công bố danh mục tuyến vận tải hành khách hiện hành bằng phương tiện đường bộ và có đề nghị bổ sung, điều chỉnh các tuyến này cho phù hợp với tình hình thực tế để không còn những tuyến vận tải chồng chéo.
b- Chỉ đạo, kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính tổ chức các chủ xe hoạt động đúng các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đã được công bố.
c- Nghiên cứu và đề xuất phương án phân cấp quản lý các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, trình Bộ ban hành để tổ chức thực hiện vào đầu năm 2001.
d- Sơ kết việc tổ chức các tuyến vận tải hành khách chất lượng cao để rút ra ưu điểm, khuyết nhược điểm , trên cơ sở đó xây dựng quy chế hoạt động tuyến vận tải hành khách chất lượng cao và chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính mở rộng các tuyến vận tải này.
e- Có biện pháp tổ chức, quản lý, các bến xe khách theo đúng các quy định để phục vụ tốt cho các xe khách ra vào bến và phối hợp với Công an để xoá các bến dù, bến cóc, xe chạy "vòng vo".
a- Thường xuyên hàng tuần (nếu có số liệu thay đổi) thông báo bằng văn bản cho Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính danh sách xe khách đến kiểm tra kiểm định, đặc biệt các xe đã có thời gian sử dụng trên 20 năm để Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính biết để quản lý.
b- Nâng cao chất lượng kiểm định tại các trạm đăng kiểm, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật và nghiệp vụ để từ đầu năm 2001 chỉ kiểm định xe khách liên tỉnh có đủ điều kiện theo quy định của Quyết định số 890/1999/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính:
a- Tổ chức quản lý vận tải trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh được ban hành theo Quyết định số 727/1999/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 3 năm 1999 và Quyết định số 1484/QĐ-BGTVT ngày 22 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về công bố danh mục tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo các nội dung sau:
- Tổ chức hiệp thương các đơn vị vận tải tham gia vận chuyển trên tuyến, nhằm phân công, điều hoà, sắp xếp và duyệt biểu đồ vận hành trên tuyến.
- Tổ chức lực lượng thanh tra giao thông (thanh tra giao thông công chính), kiểm tra, kiểm soát tại bến xe các phương tiện hoạt động vận tải trên tuyến theo đúng biểu đồ vận hành đã được duyệt và xử lý nghiêm các xe khách chạy vòng vo, đỗ bến dù, bến cóc để sớm xoá bỏ các bến dù, bến cóc, xe chạy vòng vo làm rối loạn trật tự vận tải.
b- Chỉ đạo các bến xe thực hiện đúng các qui định của Quyết định số 730/1999/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy chế tổ chức quản lý bến xe khách, công văn số 1284/ĐBVN-VT ngày 22/7/1999 của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định nói trên và thực hiện các thoả thuận, đặc biệt là thoả thuận về giá đã hiệp thương. Thủ trưởng các bến xe phải kiểm tra giấy phép lái xe, giấy kiểm định an toàn kỹ thuật của phương tiện, số lượng hành khách lên xe không quá số lượng khách xe được chở rồi mới ký giấy chứng nhận xe rời bến.
c- Kiện toàn tổ chức và tăng cường cán bộ, nhân viên của các bến xe để đảm bảo bến xe phục vụ tốt cho các xe ra vào. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, nhân viên bến xe đối với các chủ xe và hành khách đi xe.
d- Tăng thêm các tuyến vận tải hành khách chất lượng cao, quản lý các tuyến này theo quy định của Bộ Giao thông vận tải .
e- Tổ chức kiểm tra các chủ xe thực hiện Chỉ thị số 116/CT-GTVT ngày 4 tháng 4 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tăng cường quản lý người lái xe chở khách, đặc biệt quan tâm đến thời gian làm việc và sức khoẻ người lái xe.
Trên đây là một số yêu cầu cấp bách, các ông Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị liên quan cần báo cáo kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét giải quyết.
|
Lê Ngọc Hoàn (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.