ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2007/CT-UBND |
Vũng Tàu, ngày 03 tháng 12 năm 2007 |
Thực hiện Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất; Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp ban hành Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều doanh nghiệp có hoạt động hóa chất chưa tuân thủ đầy đủ công tác quản lý an toàn hóa chất theo quy định hiện hành, các trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai được hình thành từ năm 2006 trở về trước chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 , TCVN 6154: 1996 , TCVN 6155:1996, TCVN 6156:1996 , TCVN 6304:1997 , TCVN 6485:1999 , TCVN 6486:1999 . Để đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh cũng như an toàn cho cộng đồng, bảo vệ môi trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Thống kê, báo cáo về Sở Công nghiệp các cơ sở kinh doanh, sản xuất, sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý. Bao gồm cả thống kê loại hóa chất, hỗn hợp hóa chất và số lượng sử dụng trong năm của từng cơ sở.
b) Tăng cường các biện pháp quản lý kiểm tra các cơ sở có hoạt động hóa chất trên địa bàn, kiểm tra việc ghi nhãn hóa chất.
c) Phối hợp với Sở Công nghiệp trong công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện an toàn hóa chất.
d) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại rà soát, bổ sung quy hoạch các điểm kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm (ban gồm cả hỗn hợp hóa chất nguy hiểm).
a) Chủ trì phối hợp các Sở: Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủy sản, Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ, Công an tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh tổ chức và quản lý khai báo hóa chất, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn bảo quản hóa chất nguy hiểm, ghi nhãn hóa chất, đôn đốc các cơ sở có hoạt động hóa chất có mức tồn chứa hóa chất nguy hiểm với khối lượng vượt ngưỡng được quy định trong phụ lục 6 Thông tư 12/2006/TT-BCN phải lập kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hóa chất và trình duyệt theo quy định.
b) Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất cho các đối tượng làm công việc liên quan đến các hoạt động hóa chất nguy hiểm.
c) Sở Công nghiệp tổ chức tập huấn an toàn hóa chất cho các đối tượng là các cơ quan quản lý liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp (từ cấp xã trở lên), các doanh nghiệp có hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
3. Đối với các sở, ngành liên quan:
a) Các Sở: Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thủy sản, Xây dựng, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học - Công nghệ; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thống kê, báo về Sở Công nghiệp số lượng các cơ sở kinh doanh, sản xuất, sử dụng hóa chất thuộc quyền quản lý. Bao gồm cả thống kê loại hóa chất, hỗn hợp hóa chất và số lượng sử dụng trong năm của từng cơ sở.
b) Sở Thương mại (Chi cục Quản lý Thị trường), Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh theo chức năng nhiệm vụ tăng cường biện pháp quản lý an toàn hóa chất trong quá trình lưu thông, nhập, xuất khẩu hóa chất nguy hiểm.
4. Đối với các cơ sở có hoạt động hóa chất:
a) Thống kê tất cả các loại hóa chất, hỗn hợp hóa chất (gồm: tên hóa chất, đặc tính cơ hóa - lý, thành phần của hóa chất, nguồn gốc xuất xứ của hóa chất, khối lượng và mục đích sử dụng, sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất trong năm; khả năng thực hiện các biện pháp an toàn trong hoạt động hóa chất) và báo cáo về Sở Công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
b) Trước mắt, căn cứ vào phụ lục A TCVN 5507:2002 và phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ, phụ lục số 1 và phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma túy, hóa chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp, phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa để rà soát, đối chiếu với các hóa chất, hỗn hợp hóa chất nguy hiểm tồn tại trong cơ sở của mình để:
- Khai báo hóa chất nguy hiểm theo Thông tư 12/2006/TT-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 về an toàn hóa chất.
- Lưu giữ đầy đủ phiếu an toàn hóa chất cho tất cả các hóa chất nguy hiểm tồn tại trong cơ sở của mình, các phiếu an toàn hóa chất có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và lưu giữ tại những nơi thuận tiện để đảm bảo tất cả các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm có thể truy cập, nắm được các thông tin trong phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm đó.
- Việc ghi nhãn hóa chất nguy hiểm phải được trình bày bằng tiếng Việt, có biểu tượng, tiêu ngữ cảnh báo đặc tính nguy hiểm theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Thông tư 12/2006/TT-BCN hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.
- Các cơ sở có hoạt động hóa chất có mức tồn chứa hóa chất nguy hiểm với khối lượng vượt ngưỡng được quy định trong phụ lục 6 Thông tư 12/2006/TT-BCN phải lập kế hoạch ngăn ngừa khắc phục sự cố hóa chất và trình duyệt theo quy định.
- Rà soát, cải tạo nâng cấp kho chứa hóa chất nguy hiểm đáp ứng các yêu cầu được quy định tại TCVN 5507:2002 , TCVN 5307:2002 và các tiêu chuẩn liên quan.
- Tổ chức huấn luyện hoặc cử người tham gia các lớp huấn luyện an toàn hóa chất cho người làm công việc liên quan đến các hoạt động hóa chất nguy hiểm như cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách an toàn, áp tải hàng, thủ kho, bốc xếp, vận chuyển, bảo vệ và những người tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nguy hiểm.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hóa chất tự phân loại và dán nhãn hàng hóa, lập phiếu an toàn hóa chất theo hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và dán nhãn hóa chất (GHS).
II. Về đủ điều kiện an toàn trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm tra các cơ sở có trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai (trạm nạp LPG) trên địa bàn, kiểm tra các giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động của trạm nạp được quy định tại quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng và chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
b) Phối hợp với Sở Công nghiệp trong công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thực hiện quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng và chai;
c) Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại rà soát, bổ sung quy hoạch vị trí được phép bố trí trạm nạp LPG trên địa bàn.
d) Chỉ được cấp phép xây dựng các trạm nạp LPG mới, sửa chữa, mở rộng trạm nạp LPG sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và các văn bản liên quan hiện hành.
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan: Công an, Sở Thương mại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học - Công nghệ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định tại Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và các quy định khác có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý;
b) Đầu mối tiếp nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện an toàn và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu ngỏ hóa lỏng vào chai đối với các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
3. Đối với các sở, ngành liên quan:
a) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung quy hoạch vị trí được phép bố trí trạm nạp LPG trên địa bàn.
b) Công an tỉnh và các Sở: Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học - Công nghệ theo chức năng nhiệm vụ tăng cường biện pháp quản lý an toàn trạm nạp LPG trên địa bàn.
4. Đối với các cơ sở có trạm nạp LPG:
a) Đối với các trạm nạp LPG mới:
Chỉ được phép đưa các trạm nạp LPG mới xây dựng vào hoạt động khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định của quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
b) Đối với các trạm nạp LPG hiện có:
Để hạn chế rủi ro từ các trạm nạp khí dầu mỏ hóa ỏng vào chai hiện có, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
- Đối với 03 đơn vị: chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Petrolimex Vũng Tàu, trạm chiết nạp PVGAS Bà Rịa, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Vĩnh Phú áp dụng lộ trình khắc phục để đạt đủ điều kiện, an toàn nạp khí LPG vào chai trong thời hạn không chậm hơn 31 tháng 12 năm 2008.
- Đối với 3 doanh nghiệp có nhiều điểm chưa phù hợp các tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996 , TCVN 6154: 1996 , TCVN 6155:1996 , TCVN 6156: 1996, TCVN 6304:1997 , TCVN 6485:1999 , TCVN 6486:1999 , gồm Agas, SCT Việt Nam, Doanh nghiệp tư nhân Mai Khê phải có biện pháp giảm thiểu rủi ro ngay trong tháng 11 năm 2007.
- Đối với Agas: không sử dụng các bồn chứa số 1, 2 và 4 (quá gần đầu nạp, bồn số 4 vuông góc với các bồn còn lại và nằm ở vị trí gần sát với xưởng của Trung tâm Kiểm định).
- Đối với SCT Việt Nam: không sử dụng 5 bồn chứa đối nhau trong cụm 10 bồn chứa (theo quy định trong một cụm bồn không bố trí quá 6 bồn, các bồn không được bố trí đối nhau).
+ Đối với Doanh nghiệp tư nhân Mai Khê: không sử dụng bồn chứa số 2 vì bố trí vuông góc với bồn số 1, đồng thời trạm nạp có nhiều điểm không đảm bảo khoảng cách an toàn, nằm gần khu dân cư, gần cây xăng dầu.
Ngoài ra, 3 doanh nghiệp trên ngoài biện pháp vừa nêu cần thực hiện lộ trình khắc phục để đảm bảo đủ điều kiện an toàn nạp khí LPG vào chai trong thời hạn chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Sở Công nghiệp có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.