THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 31/2006/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2006 |
Những năm qua, công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ, trong đó có việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này còn chậm, chất lượng chưa cao, nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chưa được ban hành kịp thời làm cho một số luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống, không phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và trong đời sống xã hội.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong chỉ đạo công tác soạn thảo văn bản, một số dự thảo trình Chính phủ nhưng chất lượng thấp, phải chỉnh sửa, bổ sung mất rất nhiều thời gian; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; trình độ, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu; công tác thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu giúp Thủ tướng và Thành viên Chính phủ quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ, ngành.
Để khắc phục những khuyết điểm, tồn tại nêu trên, nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản), Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a) Phải xác định công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác của Bộ, ngành.
b) Thực hiện nghiêm tiến độ xây dựng các dự thảo văn bản ghi trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp chưa chuẩn bị kịp dự thảo để trình thì trước thời hạn trình 30 ngày làm việc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Báo cáo phải nêu rõ lý do, biện pháp khắc phục và thời hạn sẽ trình, thời hạn này không được quá thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
c) Phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ rà soát, lập Danh mục dự thảo văn bản, theo hướng:
Những dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trở về trước, chậm nhất là ngày 30 tháng 11 năm 2006 phải hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ;
Những dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh có hiệu lực từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2006, chậm nhất 30 ngày trước thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh phải hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ;
Danh mục này phải xác định rõ thời hạn trình theo thứ tự ưu tiên của từng văn bản cần ban hành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05 tháng 9 năm 2006;
d) Thực hiện nghiêm thời hạn cho ý kiến đối với dự thảo các văn bản do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến theo Quy chế làm việc của Chính phủ. Sau thời hạn này, nếu cơ quan được hỏi ý kiến không có ý kiến trả lời thì được xem như đồng ý với dự thảo văn bản;
đ) Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và xây dựng pháp luật tại Bộ, ngành;
e) Kiểm tra, rà soát tại Bộ, ngành việc thực hiện Chỉ thị số 14/2006/CT-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật". Nếu thực hiện chưa tốt phải khắc phục và chấn chỉnh ngay;
g) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
Trực tiếp chỉ đạo công tác soạn thảo văn bản và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chất lượng và thời gian trình các dự thảo văn bản;
Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, trong trường hợp không thống nhất được hoặc gặp những vấn đề lớn, phức tạp phát sinh trong quá trình soạn thảo thì phải kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết với Thủ tướng Chính phủ;
Hàng tháng phải chỉ đạo kiểm điểm công tác xây dựng dự thảo văn bản, xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị trực thuộc không bảo đảm tiến độ, chấn chỉnh những yếu kém làm chậm trễ việc soạn thảo; đồng thời phải kiểm điểm cả việc tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản do cơ quan khác gửi đến;
Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi để Bộ, ngành mình không bảo đảm tiến độ trình dự thảo văn bản;
Chịu trách nhiệm về việc dự án luật, pháp lệnh bị trả lại theo quy định tại điểm d khoản 4 Chỉ thị này.
2. Cơ quan chủ trì, Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh:
a) Trong quá trình soạn thảo luật, pháp lệnh, cần hạn chế tới mức thấp nhất những vấn đề phải quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
b) Kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ, ngành có liên quan chủ trì việc soạn thảo dự thảo văn bản về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành đó.
Những dự thảo quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh phải được trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh;
c) Trong trường hợp xuất hiện vấn đề cần phải quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành phát sinh khi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua luật, pháp lệnh thì phải khẩn trương phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, tổ chức soạn thảo văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
a) Thẩm định dự thảo văn bản đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng. Đối với những dự thảo văn bản đã quá thời hạn ban hành thì thời hạn thẩm định là 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo;
b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương chuẩn bị nội dung kiến nghị xây dựng Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và hợp nhất hai Luật này), trình Chính phủ xem xét, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2007 của Quốc hội.
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan trong việc lập Chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Chương trình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong việc soạn thảo, trình các dự thảo văn bản;
c) Đối với dự thảo văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phải xử lý đúng thời hạn, đúng quy trình, thủ tục theo Quy chế làm việc của Chính phủ;
d) Trả lại cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh không trình đồng thời dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nếu dự án đó có nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
đ) Hàng tháng lập báo cáo kiểm điểm công tác xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh để Bộ trưởng, Chủ nhiệm báo cáo tại phiên họp Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện ngay chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 4447/VPCP-KTTH ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ theo hướng tăng cường kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho năm 2006 và những năm tiếp theo, nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo việc thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ chủ trì cùng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.