THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2008/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008 |
VỀ VIỆC KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
Kinh đô Thăng Long xưa – Thủ đô Hà Nội ngày nay là nơi địa linh, nhân kiệt với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, là nơi tinh hoa của dân tộc hội tụ, lan tỏa trên mọi miền đất nước, phát triển thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà. Để biểu thị tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với ông cha ta đã có công dựng nước và giữ nước; để giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phấn đấu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; để tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đạt hiệu quả, thiết thực, gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
Xây dựng Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trình Thủ tướng phê duyệt để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chi tiết kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; bảo tồn, tôn tạo một số di tích tiêu biểu; xây dựng và tôn tạo các công viên, khu vui chơi giải trí, du lịch; xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh – sạch – đẹp, văn minh – thanh lịch và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phát động các phong trào thi đua bằng những hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; phối hợp; giúp đỡ và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những công trình, hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt; kêu gọi, vận động xã hội hóa các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2010.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Ninh Bình, Phú Thọ:
Chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch cụ thể các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, xây dựng các chương trình Lễ hội truyền thống và văn hóa nghệ thuật tham gia hưởng ứng với Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại các địa phương; xây dựng một số công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại địa phương, tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn kinh phí đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; phối hợp, hỗ trợ cho một số công trình kỷ niệm tại Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân đối với đất nước và Thủ đô Hà Nội trong các hoạt động hướng về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tổ chức các phong trào thi đua lao động sáng tạo; động viên, cổ vũ sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật về Thủ đô Hà Nội; vận động xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, thanh lịch tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Xây dựng kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương; phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của Thủ đô Hà Nội và địa phương; tham gia đóng góp vào Đại lễ kỷ niệm Thủ đô Hà Nội theo sự phân công của Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương:
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền quảng bá các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Phê duyệt nội dung chính trị, tư tưởng các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và các ngày lễ lớn năm 2010.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là di tích quốc gia đặc biệt và đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tổng thể kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; đôn đốc, phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kỷ niệm tại các địa phương; phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát động phong trào sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tham mưu, đề xuất và chủ trì đề án xây dựng các công trình nghệ thuật, kiến trúc lịch sử phát huy giá trị lịch sử 1000 năm Thăng Long và thời đại Hồ Chí Minh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật; chương trình Đại lễ kỷ niệm vào dịp tháng 10 năm 2010.
Tập trung chỉ đạo các dự án, công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo hoàn thành trước Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; hoàn chỉnh Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội để kịp khởi công vào năm 2009; chủ động phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai các dự án, công trình trên địa bàn thành phố, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng.
Hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch Trung tâm Chính trị Ba Đình (phía Đông mở đến đường Nguyễn Tri Phương); hoàn thiện phương án kiến trúc Nhà Quốc hội để thành phố Hà Nội hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới; bàn giao để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý Khu di tích Khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu trong năm 2008; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội mở rộng.
Bàn giao phần diện tích còn lại tại Thành cổ Hà Nội (phía Tây đường Nguyễn Tri Phương) do Bộ đang quản lý cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong quý II năm 2009; phối hợp với thành phố Hà Nội thống nhất vùng đệm của di tích Hoàng Thành Thăng Long phục vụ công tác hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới; khẩn trương lập dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quân sự Quốc gia.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên các phương tiện thông tin đại chúng; có kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu lịch sử - văn hóa Thăng Long – Hà Nội trong cả nước.
Chỉ đạo, hướng dẫn các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước có quan hệ hữu nghị với ta để tuyên truyền, quảng bá và mời tham gia các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc vận động UNESCO công nhận Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
Bố trí kinh phí kịp thời để triển khai các dự án, công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Tổ chức phong trào thi đua lao động sáng tạo, xây dựng đời sống văn hóa văn minh, thanh lịch tại đơn vị; phối hợp, giúp đỡ thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; chủ động, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị đối với các dự án, công trình phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; phấn đấu hoàn thành các dự án, công trình phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội trước Đại lễ kỷ niệm năm 2010; thực hiện các công việc liên quan Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội theo chỉ đạo của Chính phủ và phân công của Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
13. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức xã hội:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại đơn vị mình trực tiếp quản lý.
- Tuyên truyền vận động các đoàn thể chính trị, xã hội, quần chúng nhân dân trong cả nước tham gia các hoạt động kỷ niệm “đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào của các đoàn thể và của địa phương; lập thành tích kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.