CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 292-CT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1987 |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 126-CT NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 1987 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 126-CT ngày 10-4-1987 về việc sửa đổi và bổ sung chế độ nhận tiền và hàng do người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình và Thông tư số 128-CT ngày 10-4-1987 hướng dẫn thực hiện quyết định trên.
Qua 6 tháng thực hiện chính sách mới về kiều hối đã được Việt kiều và thân nhân trong nước hoan nghênh.
Nhưng do việc tổ chức thực hiện không đồng bộ, việc quản lý chưa chặt chẽ; một số địa phương tuỳ tiện nâng tỷ giá trực tiếp hoặc biến tướng để thu hút kiều hối, đã phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm giá trị đồng Việt Nam, gây ảnh hưởng không tốt và hạn chế kết quả thu hút ngoại tệ.
Việc tổ chức bán hàng kiều hối còn lộn xộn, không thống nhất, không tính thuế đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá bán hàng và tỷ giá ảnh hưởng đến việc khuyến khích gửi tiền. Thực tế hầu hết kiều quyến đều tập trung vào mua hàng để hưởng chênh lệch giá cao. Nếu tiếp tục duy trì bán hàng thu ngoại tệ như hiện nay thì không thể thực hiện được chủ trương khuyến khích người có ngoại tệ bán ngoại tệ cho Ngân hàng theo tỷ giá có lợi hơn hoặc ít ra cũng không thiệt hơn phương thức mua hàng.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
Việc thu hút ngoại tệ là cần thiết, nhưng phải tuân thủ trật tự kỷ cương của Nhà nước. Phải thi hành đúng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Không vì lợi ích cục bộ mà tuỳ tiện nâng cao tỷ giá, hoặc các hình thức khác để cạnh tranh lẫn nhau thu hút tiền và vàng. Phải làm cho mọi người thấy rõ yêu cầu này để chống các hiện tượng tiêu cực.
Tỷ giá kiều hối do Ngân hàng Nhà nước công bố 3 tháng một lần - trừ trường hợp có biến động lớn về giá cả.
a) Tổ chức một cửa hàng dành riêng bán cho Việt kiều và kiều quyến thu tiền Việt Nam có gốc ngoại tệ. Vì đã có tỷ giá ưu đãi nên giá bán phải tính thuế.
b) Mặt hàng cần chọn lọc, bố trí cơ cấu hợp lý giữa hàng nội và hàng ngoại, đại bộ phận phải là hàng sản xuất trong nước (kể cả loại hàng khan hiếm không bán rộng rãi) nhằm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết, không dược mua đi bán lại.
Việc tổ chức bán hàng có liên quan chặt chẽ đến tỷ giá kiều hối. Vì vậy, Bộ Ngoại thương có trách nhiệm thống nhất việc quản lý nhập hàng về bán; Bộ Nội thương thống nhất tổ chức các cửa hàng và quản lý phương thức bán cũng như cơ cấu mặt hàng và giá cả, tránh tình trạng chênh lệch giá không hợp lý giữa các địa phương hoặc giữa các đơn vị kinh doanh cùng trong một địa phương.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.