BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 2630/CT-BNN-KHCN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2007 |
Để tạo sự chuyển biến nhận thức trong việc thực hiện pháp luật trong công tác bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm, thủy sản phục vụ sản xuất vụ Đông và Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc, vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Nam, an toàn cho người tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản và từng bước đưa công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào nề nếp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị về việc tổ chức Tháng hành động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm trong toàn quốc từ ngày 10 tháng 10 năm 2007 đến 10 tháng 12 năm 2007 như sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm và thủy sản (gọi chung là nông sản thực phẩm) trong việc chấp hành pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sử dụng vật tư không đúng quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nông sản thực phẩm; ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.
3. Góp phần nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh tiêu dùng và xuất khẩu.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sử dụng vật tư nông nghiệp, thủy sản (gọi chung là vật tư nông nghiệp); các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, đại lý thu gom, kinh doanh nông sản thực phẩm và thủy sản (gọi chung là nông sản thực phẩm).
Đối với vật tư nông nghiệp tập trung vào giống cây trồng, giống vật nuôi (kể cả giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Đối với nông sản thực phẩm, thủy sản: rau, quả, chè, cà phê, các loại sản phẩm thủy sản chế biến và tươi sống.
1. Công tác thông tin, tuyên truyền
Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền tập trung vào các chủ đề sau:
- Phổ biến Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/03/2007 về một số biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phổ biến quy trình sản xuất nông sản thực phẩm và thủy sản an toàn vệ sinh trọng tâm là rau, quả, chè, cà phê, chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản an toàn.
- Giới thiệu các mô hình, điển hình trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, vận chuyển, bảo quản và chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn;
- Phổ biến quy trình sản xuất nông sản thực phẩm và thủy sản an toàn vệ sinh trọng tâm là rau, quả, chè, cà phê, chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản an toàn.
- Giới thiệu các mô hình, điển hình trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, vận chuyển, bảo quản và chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn;
- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm;
- Công khai các hành vi sai phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm và thủy sản, đưa những vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn ra công luận.
Sử dụng mọi phương tiện thông tin, tuyên truyền của Trung ương, địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, hiệp hội thực hiện công tác tuyên truyền.
2. Công tác kiểm tra
a. Kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp bị cấm sử dụng:
- Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản không đảm bảo chất lượng công bố, có chứa chất hoóc môn, kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng quy định tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 29/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 về lưu hành danh mục danh mục hóa chất kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
- Thuốc thú y có chứa các loại kháng sinh, hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng quy định tại Quyết định số 29/2002/QĐ-BNN ngày 24/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ thủy sản.
- Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam qui định tại Quyết định số 23/2007/QĐ-BNN ngày 28/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phân bón không nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam qui định tại Quyết định số 40/2004/QĐ-BNN ngày 19/8/2004, danh mục bổ sung tại Quyết định số 77/2005/QĐ-BNN , ngày 23/11/2005 và danh mục bổ sung tại Quyết định số 55/2006/QĐ-BNN ngày 7/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b. Kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm hoặc đề nghị xử lý theo qui định các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, giả (giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y (kể cả thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật, phân bón) quy định tại Nghị định số 126/2005/NĐ- CP ngày 19/10/2005 của Chính phủ Quy định quản lý nhà nước về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các Nghị định: số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003, số 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005, số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004, số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005, số 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004, số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi, thủy sản, thương mại và y tế.
c. Kiểm tra các cơ sở sản xuất, chăn nuôi (kể cả vùng nuôi), sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, cảng cá, tàu cá về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn nếu phát hiện có vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định; lấy mẫu các loại nông sản, thủy sản trọng tâm là rau, quả, chè, cà phê, thịt, cá và tôm nước ngọt để kiểm tra các chỉ tiêu về tồn dư hoóc môn, kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng; các chỉ tiêu về tồn dư kháng sinh, hóa chất được phép sử dụng. Nếu phát hiện có chất độc hại cấm sử dụng hoặc quá mức cho phép thì xử lý theo quy định hiện hành. Đặc biệt kiểm tra các vùng trồng rau, có giải pháp xử lý triệt để những tồn tại, vi phạm; Kiên quyết không trồng rau ở các vùng đất bị ô nhiễm không thể khắc phục.
d. Kiểm tra việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm, vận chuyển thủy sản và xử lý nghiêm các trường hợp :
- Vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm của chúng, giống thủy sản chưa qua kiểm dịch;
- Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, không đúng nơi qui định trong nội thành, nội thị;
- Buôn bán gia cầm sống tại chợ trong nội thành, nội thị của tỉnh và thành phố.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa, sản phẩm thủy sản không đáp ứng yêu cầu vệ sinh.
đ. Kiểm tra việc thực hiện qui định sản xuất rau, chè, chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn, quy định về nuôi trồng, khai thác, sơ chế và bảo quản thủy sản mà nông dân, ngư dân đang thực hiện, trọng tâm ở một số vùng sản xuất rau, cây ăn quả, vùng chè và trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.
e. Các tổ chức và cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi theo quy định của pháp luật để các đoàn kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.
g. Trong quá trình kiểm tra, các đoàn kiểm tra phải tuân thủ phương pháp lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu và các quy định hiện hành của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
a. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện Tháng hàng động kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm vệ sinh an toàn nông sản thực phẩm, thủy sản trên địa bàn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản làm nòng cốt, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các cơ quan thuộc Bộ để xây dựng kế hoạch triển khai bao gồm công tác thông tin, tuyên truyền và công tác kiểm tra các đối tượng theo các nội dung trên.
b. Các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Bảo vệ thực vật, Lâm nghiệp, Chế biến nông sản và nghề muối, Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Vụ Nuôi trồng thủy sản theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện một số việc sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cho cơ quan, đơn vị mình, bao gồm phổ biến tài liệu, thông tin tuyên truyền và kiểm tra,
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành dọc ở địa phương triển khai Tháng hành động;
- Tổ chức các đoàn trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện ở một số địa phương trọng điểm.
c. Trung tâm
Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến ngư quốc gia xây dựng và tổ chức kế hoạch
công tác thông tin tuyên truyền, kiểm tra thực hiện các mô hình trình diễn về sản
xuất, nuôi trồng an toàn. Báo Nông nghiệp Việt
Kế hoạch và hướng dẫn Cục, Vụ, Trung tâm gửi về Bộ trước ngày 1/10/2007.
d. Các Viện, Trung tâm, các Phòng thử nghiệm ngành Nông nghiệp, Phòng thí nghiệm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định đã được cấp có thẩm quyền công nhận bố trí cán bộ, chuẩn bị trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn đối với vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, thủy sản theo yêu cầu của các địa phương và các Cục bảo đảm phân tích chính xác, đúng thời hạn và phương pháp theo quy định hiện hành.
Kết thúc tháng hành động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thủy sản, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nhiệm vụ được phân công tiến hành đánh giá kết quả Tháng hành động và báo cáo về Vụ Khoa học công nghệ để tổng hợp và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20/12/2007.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.