ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/CT-UBND |
Bình Dương, ngày 27 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 80/2014/NĐ-CP NGÀY 06/8/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Hiện nay, tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh đã và đang được đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị như: Khu vực Thủ Dầu Một, khu vực Thuận An (đang triển khai thi công); khu vực Dĩ An và Khu vực Thuận An - Dĩ An - Tân Uyên đã được phê duyệt dự án và sẽ triển khai thi công trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên việc đấu nối nước thải sinh hoạt của từng hộ dân ra hệ thống thu gom chung triển khai quá chậm, chưa phát huy hiệu quả dự án và nhằm xử lý nước thải sinh hoạt, cải thiện môi trường nước tại các khu vực đô thị. Nguyên nhân chủ yếu là do các sở, ngành, địa phương chưa quan tâm cao trong việc chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, bố trí vốn, xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ đấu nối vào hệ thống thoát nước nhằm phục vụ công tác đấu nối nước thải đảm bảo “xây dựng Bình Dương trở thành đô thị loại I, với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân, tiến tới đô thị văn minh, giàu đẹp”.
Để triển khai Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, trong đó, đã quy định cụ thể các nội dung về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải; đồng thời nhằm đẩy mạnh công tác đấu nối, thu gom nước thải sinh hoạt đô thị, góp phần bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, các tổ chức - cá nhân có liên quan đến hoạt động thoát nước tập trung thực hiện một số nội dung được quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ; cụ thể như sau:
1. Tập trung triển khai công tác đấu nối thoát nước, trong đó chú trọng về đấu nối thoát nước thải sinh hoạt đô thị góp phần nâng cao tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt Quy chuẩn về môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải thuộc đối tượng phải đấu nối vào hệ thống thoát nước (trừ những trường hợp được quy định về miễn trừ đấu nối tại Điều 35, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP như: Gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Tại địa bàn chưa có mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước tập trung); bao gồm các đối tượng sau:
2.1. Đối tượng phải thực hiện đấu nối thoát nước: Các tổ chức, cá nhân có dự án, công trình, nhà ở đã đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư phải thực hiện đấu nối thoát nước:
2.1.1. Tập trung đấu nối thoát nước các dự án, công trình công cộng như:
(1) Các dự án, công trình nhà nước như: Văn phòng, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp; văn phòng, trụ sở trực thuộc các Sở, ban, ngành; văn phòng, trụ sở các tổ chức khác như: Ngân hàng, tài chính, vv...
(2) Các dự án, công trình văn hóa: Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình;
(3) Các dự án, công trình giáo dục: Nhà trẻ, cơ sở lưu giữ trẻ; trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề;
(4) Các dự án, công trình y tế: Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám;
(5) Các dự án công trình văn hóa - thể dục thể thao: Sân vận động, nhà thể thao;
(6) Các dự án công trình công cộng khác như: Nhà ga, bến xe các loại; bưu điện, bưu cục.
2.1.2. Tập trung đấu nối thoát nước các dự án, công trình thương mại - dịch vụ như: Khách sạn, nhà khách, nhà hàng; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn - uống nhỏ lẻ; trung tâm thương mại; siêu thị; cửa hàng; chợ; trạm dịch vụ công cộng; Các dự án, công trình nhà ở như: Khu nhà ở, nhà ở xã hội, nhà ở riêng lẻ, nhà trọ, nhà cho thuê, chung cư.
2.2. Phương thức đấu nối:
2.2.1. Đối với các khu vực đô thị đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3 (tuyến ống thu gom), cấp 2 (tuyến ống chuyển tải từ tuyến ống thu gom đến tuyến ống chính) và cấp 1 (tuyến ống chính): Đề nghị các tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nội dung sau:
- Đối với các dự án công trình, khu đô thị, khu nhà ở đã xây dựng hoàn thiện trước khi mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3, cấp 2 và cấp 1 đã được đầu tư: Khi đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến hoạt động thoát nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên hệ với Đơn vị thoát nước (Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương) để được hướng dẫn đấu nối thoát nước và triển khai đầu tư xây dựng đấu nối thoát nước đến hết tháng 06/2017;
- Đối với các dự án công trình, khu đô thị, khu nhà ở, chưa xây dựng trong khi mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3, cấp 2 và cấp 1 đã được đầu tư: Khi đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến hoạt động thoát nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên hệ với Đơn vị thoát nước để được hướng dẫn đấu nối thoát nước (Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương) làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo theo quy định.
2.2.2. Đối với các khu vực đô thị đang trong quá trình lập hồ sơ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3, cấp 2 và cấp 1: Đối với các dự án công trình, nhà ở đã hoặc chưa xây dựng hoàn thiện trong khi mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3, cấp 2 và cấp 1 chưa được đầu tư: Khi đầu tư xây dựng công trình có liên quan đến hoạt động thoát nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên hệ với Đơn vị thoát nước (Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương) để được hướng dẫn đấu nối thoát nước về mặt kỹ thuật như vị trí đấu nối, lưu lượng, cao độ, đường kính làm cơ sở để triển khai các bước tiếp theo theo quy định. Khi hệ thống thu gom và chuyển tải đã đầu tư hoàn thiện, sẽ tiến hành đấu nối.
2.2.3. Đối với các khu vực đô thị chưa triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hộp đấu nối đến tuyến ống cấp 3, cấp 2 và cấp 1 hoặc gần nguồn tiếp nhận mà chất lượng nước thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường và việc đấu nối vào hệ thống thoát nước chung có thể gây những gánh nặng bất hợp lý về kinh tế cho hộ thoát nước: Được miễn trừ đấu nối theo quy định tại Khoản 2, Điều 35, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ; tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân phải đầu tư hệ thống xử lý cục bộ bằng hầm tự hoại ba ngăn và chuẩn bị trước đường ống thoát nước sinh hoạt đi từ hầm tự hoại của công trình, nhà ở ra đến lộ giới của các trục giao thông, hệ thống thoát nước sinh hoạt đô thị để sau này thuận tiện cho công tác đấu nối.
3. Trường hợp hệ thống thoát nước của khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp đấu nối vào hệ thống thoát nước đô thị thì được coi như một hộ sử dụng dịch vụ thoát nước đô thị và phải tuân theo các quy định về đấu nối của hệ thống thoát nước.
4. Đối với các dự án, công trình chuyên ngành; các dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng nhưng chưa được bố trí trạm xử lý nước thải đảm bảo theo quy định về môi trường: Chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì và liên hệ với Đơn vị thoát nước để thống nhất phương án đầu tư “tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải” tại điểm tiếp nhận và đấu nối thoát nước vào hệ thống thu gom nước thải theo quy định; đảm bảo các quy định về nước thải chuyên ngành trước khi xả vào hệ thống thu gom. Khi đấu nối phải được cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường thống nhất bằng văn bản, các bên có liên quan thống nhất về giá trị đấu nối theo quy định; mọi chi phí do chủ đầu tư các khu nhà ở có trách nhiệm chi trả.
5. Quy định đấu nối và hỗ trợ đấu nối nhằm thúc đẩy việc đấu nối nước thải từ hộ thoát nước vào mạng lưới thu gom của hệ thống thoát nước; đảm bảo nước thải được thu gom triệt để, nhà máy xử lý nước thải hoạt động không được vượt quá công suất thiết kế; bảo đảm hiệu quả trong việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
6. Giải thích từ ngữ
- Đơn vị thoát nước: Được hiểu là tổ chức cung ứng dịch vụ quản lý, vận hành hệ thống thoát nước theo “Hợp đồng quản lý vận hành”.
- Hộ thoát nước: Là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam xả nước thải vào hệ thống thoát nước.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thoát nước trong phạm vi trách nhiệm của địa phương, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân bảo vệ công trình thoát nước và chấp hành các quy định của pháp luật về thoát nước.
2. Các phương tiện thông tin truyền thông, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của đơn vị, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước.
1. Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan không triển khai thực hiện theo các nội dung yêu cầu trên sẽ bị kiểm điểm trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thoát nước không thực hiện theo các nội dung yêu cầu trên sẽ bị xử lý vi phạm về môi trường và xây dựng theo các quy định pháp luật hiện hành; ngoài ra còn xem xét về hoạt động kinh doanh theo các quy định pháp luật về kinh doanh đối với các trường hợp vi phạm cụ thể.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Xem xét, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chế đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thuộc dự án Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương (nay là “Quy định đấu nối phù hợp với các nội dung được quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ;
- Chủ trì, phối hợp các sở ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan xây dựng các chế độ chính sách hỗ trợ đấu nối, phương thức hỗ trợ, thời gian được hỗ trợ đấu nối đối với các đối tượng được hỗ trợ theo quy định và các đối tượng khác chấp hành và thực hiện đấu nối ngay khi được yêu cầu đấu nối vào hệ thống thoát nước sớm trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
2. Đơn vị thoát nước (Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương) có trách nhiệm:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đến liên hệ hướng dẫn công tác đấu nối hệ thống thoát nước vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung do đơn vị đang được giao tạm thời quản lý vận hành;
- Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ;
- Xây dựng và trình duyệt điều chỉnh Quy chế đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thuộc dự án Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương (nay là “Quy định đấu nối”); Xây dựng và trình duyệt “Quy định đấu nối” phù hợp với các nội dung được quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ;
3. Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện tốt về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh và các nội dung của Chỉ thị này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.