ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/CT-UBND |
Phú Yên, ngày 21 tháng 11 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2010/NĐ-CP NGÀY 15/4/2010 CỦA CHÍNH PHỦ
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Nghị quyết số 170/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Phú Yên.
Để tạo chuyển biến tích cực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của tỉnh ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh và để công tác đăng ký doanh nghiệp đi vào nề nếp, đạt hiệu quả theo đúng Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổ chức thực hiện tốt công tác đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005; Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp; Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn hồ sơ trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Bảo đảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cấp mới, cấp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh) trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
b) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp của tỉnh trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định.
d) Chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh, định kỳ vào tuần thứ hai hàng tháng lập và gửi báo cáo danh sách kèm theo thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trong tháng trước đó đến các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan.
e) Định kỳ 01 lần/năm tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp và nhà đầu tư với UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh.
g) Hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thị xã, thành phố về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Trường hợp phát hiện hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 (mười) lao động, đề nghị chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.
c) Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm, 05 năm để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy hiệu quả năng lực trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo.
2. Cục Thuế Tỉnh:
a) Phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác đăng ký doanh nghiệp. Sau khi nhận được dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư truyền sang theo hệ thống thông tin, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm xử lý và thông báo mã số doanh nghiệp để Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đăng ký kê khai thuế, tình hình nộp thuế của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật, xử lý theo quy định và thông báo cho các cơ quan liên quan biết.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. UBND huyện, thị xã, thành phố:
a) Tổ chức thực hiện tốt công tác đăng ký hộ kinh doanh theo các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bảo đảm thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (cấp mới, cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh) trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
b) Xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn.
c) Tăng cường công tác kiểm tra hộ kinh doanh sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý theo quy định.
d) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch, định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng lập và gửi báo cáo danh sách kèm theo thông tin về các hộ kinh doanh đã đăng ký trong tháng trước đó đến cơ quan thuế cấp huyện và các sở, ban, ngành có liên quan.
e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt động doanh nghiệp trên phạm vi địa bàn.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh:
a) Người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, và các văn bản hướng dẫn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
b) Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
c) Định kỳ (01 năm) các doanh nghiệp lập báo cáo tình hình kinh doanh gửi về Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư, thời hạn gửi báo cáo vào tuần thứ nhất của tháng 01 năm sau và báo cáo tình hình kinh doanh khi có yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với hộ kinh doanh, báo cáo tình hình kinh doanh khi có yêu cầu của Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố.
d) Nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh: kinh doanh trung thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống của người lao động, xây dựng và củng cố sự tín nhiệm của khách hàng.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
b) Cán bộ, công chức có hành vi gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Khuyến khích các nhà đầu tư ngoài tỉnh khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Các nhà thầu (tư vấn, thi công xây lắp) ngoài tỉnh khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu thực hiện các công trình của tỉnh, lập thủ tục thành lập doanh nghiệp mới hoặc chi nhánh (hạch toán độc lập) trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
d) Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp đề xuất, báo cáo UBND tỉnh giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.