ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021 |
ĐIỀU CHỈNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Qua 60 ngày thực hiện giãn cách xã hội, Thành phố cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, vẫn còn nguy cơ lây lan dịch bệnh tại một số khu vực nội đô có địa bàn hẹp, mật độ dân cư cao, tình trạng người về từ các vùng dịch và một bộ phận nhỏ người dân chưa chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Triển khai nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh, đảm bảo tuyệt đối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô, đảm bảo an sinh xã hội và phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức, người dân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
- Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân và giữ vững an toàn tuyệt đối cho Thủ đô.
- Tiếp tục kiểm soát tình hình trên địa bàn Thành phố trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước; phấn đấu hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng.
- Điều chỉnh các giải pháp thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh, đảm bảo công tác an sinh, xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ an toàn trên địa bàn Thành phố.
- Không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn Thành phố; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng chống dịch và quản lý, giám sát di biến động trên địa bàn Thành phố.
- Không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
- Các cá nhân, tổ chức, đơn vị thực hiện theo các tiêu chí, hướng dẫn, quy định an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo danh mục và phụ lục, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố, Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan.
- UBND các quận, huyện, thị xã bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và tình hình thực tiễn tại địa phương, linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp, chủ động quyết định các biện pháp gắn với yêu cầu kiểm tra, giám sát thực hiện để đảm bảo hiệu quả, an toàn phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm trước Thành phố. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nóng vội, chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch.
- Trong quá trình triển khai, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn phục hồi sản xuất, kinh doanh dịch vụ đảm bảo thực hiện nghiêm 5K, “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn phòng dịch”; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, yêu cầu đóng cửa các cơ sở, tổ chức không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn, phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
- Tiếp tục duy trì việc phong tỏa hẹp, quản lý chặt tại các điểm phong tỏa trên địa bàn Thành phố.
- Điều chỉnh các hoạt động tại các khu vực có ổ dịch, khu vực có nguy cơ cao, khu vực cách ly và khu vực phong tỏa. Điều chỉnh các hoạt động phòng dịch linh hoạt, bám sát tình hình thực tiễn.
- Mọi cá nhân và các tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm 5K cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi Thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
3. Từ 06h00 ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố, cụ thể:
3.1. Tiếp tục thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch:
- Duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào Thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Tiếp tục duy trì các chốt tự quản tại các khu dân cư, tổ dân phố; kiểm soát chặt di biến động của người dân.
- Tiếp tục đề nghị Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.
- Tiếp tục kiểm soát chặt, không phát sinh các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.
3.2. Tiếp tục tạm dừng các hoạt động:
- Hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy: xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, vận tải hành khách bằng xe mô tô; trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
- Hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép).
- Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
- Hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại mục 3.3 của Chỉ thị này.
3.3. Cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động:
- Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.
- Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn (trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50 (50% tại trụ sở và 50% sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hình thức trực tiếp của các cơ quan, đơn vị (nếu có) hoạt động bình thường, đảm bảo kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho các cá nhân và tổ chức theo quy định.
- Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cơ quan Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
- Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
- Ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).
- Tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.
- Thực hiện nghiêm 5K, khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...
- Trường hợp di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.
- Tích cực tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở, cùng với các lực lượng tuyến đầu quyết tâm mở rộng và giữ vững thế trận cơ sở, bảo vệ vùng xanh, lan tỏa rộng khắp tình cảm, hành động đẹp, chung sức đồng lòng, hưởng ứng phong trào thi đua của Thành phố “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”
5. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động phải đảm bảo các yêu cầu:
- Xây dựng phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch. Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng; yêu cầu kiểm soát phòng, chống dịch đối với toàn bộ người đến mua hàng/sử dụng dịch vụ và khai báo y tế bằng mã QR và thực hiện 5K.
- Thực hiện sản xuất, kinh doanh và các hoạt động đảm bảo theo hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (tại phụ lục kèm theo) và các quy định do Trung ương và Thành phố ban hành.
6. Đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng:
6.1. Các nhà máy, cơ sở sản xuất ngoài Khu/Cụm công nghiệp: Thực hiện đầy đủ quy định của Trung ương và Thành phố; chủ động phê duyệt kế hoạch sản xuất an toàn đáp ứng tình hình dịch bệnh, gửi UBND xã, phường, thị trấn để quản lý, giám sát, kiểm tra; chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương về công tác phòng, chống dịch của đơn vị.
6.2. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong các Khu/Cụm công nghiệp: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp Trưởng Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại Khu/Cụm công nghiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; quản lý nơi ở, di biến động của các công nhân, lao động trong Khu/Cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.
6.3. Các công trình xây dựng: Căn cứ quy mô công trình, thẩm quyền quản lý, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị liên quan quản lý, hướng dẫn tổ chức hoạt động xây dựng đáp ứng yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh.
7. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố khẩn trương xây dựng Kế hoạch, tổ chức thực hiện Chỉ thị này phù hợp chức năng, nhiệm vụ ngành, lĩnh vực:
7.1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn tiêu chí an toàn đối với các lĩnh vực, hoạt động sản xuất, kinh doanh... đáp ứng công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Trung ương.
- Căn cứ vào số lượng vắc xin được phân bổ, phấn đấu hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân trên Thành phố nhanh nhất, an toàn, hiệu quả.
- Tiếp tục chỉ đạo việc xét nghiệm, tầm soát tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kiểm soát nguy cơ lây lan dịch bệnh.
- Bám sát tình hình dịch bệnh các tỉnh lân cận và tại các địa phương để kịp thời tham mưu, điều chỉnh các biện pháp, đảm bảo chủ động kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao năng lực y tế các tuyến: cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
7.2. Công an Thành phố
- Tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra/vào Thành phố như hiện nay; phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành về tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa, di chuyển của người dân đảm bảo thống nhất, thông suốt trong thực hiện và an toàn phòng, chống dịch COVID-19; không quy định thêm các thủ tục cản trở lưu thông hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân và phục vụ sản xuất; tránh ùn tắc giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phân luồng từ trước, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện quy định phòng, chống dịch COVID-19.
- Chỉ đạo Công an quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, lực lượng cơ sở, Tổ COVID cộng đồng, duy trì các chốt tự quản bảo vệ “vùng xanh”, kiểm soát chặt di biến động người dân; phối hợp với lực lượng chức năng khác kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn.
- Tăng cường chỉ đạo việc đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống tội phạm trên địa bàn Thành phố.
7.3. Bộ Tư lệnh Thủ đô
- Phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan liên quan tổ chức cách ly y tế theo quy định.
- Không để lây chéo dịch bệnh trong khu cách ly tập trung và từ khu cách ly ra ngoài cộng đồng.
7.4. Sở Công Thương
- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch, các tiêu chí an toàn trong hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, tại các hệ thống phân phối (cơ sở kinh doanh thực phẩm thiết yếu, chợ dân sinh, các chợ đầu mối) được hoạt động.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố đảm bảo việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thông suốt; đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu của Nhân dân trên địa bàn; triển khai các giải pháp kích cầu hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, liên kết hợp tác với các tỉnh đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên địa bàn.
7.5. Sở Giao thông vận tải
- Tổ chức lại hoạt động vận tải; phối hợp với Sở Công Thương đảm bảo việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thông suốt.
- Phối hợp với Công an Thành phố kiểm soát tại các chốt kiểm dịch ra/vào Thành phố.
7.6. Sở Xây dựng
Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của Trung ương, Thành phố thi công các công trình xây dựng trên địa bàn, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
7.7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo, duy trì sản xuất nông nghiệp, các hoạt động phục vụ chăn nuôi đàn gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, công tác thu hoạch nông sản, năng lực cung ứng nông thủy sản cho Thành phố; đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch.
7.8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Tham mưu các chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với đối tượng còn gặp khó khăn khi chưa được hỗ trợ theo các chính sách hiện hành; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố đảm bảo chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
7.9. Sở Tài chính
Tham mưu đề xuất đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 theo yêu cầu.
7.10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế xây dựng các tiêu chí phòng, chống dịch COVID-19 an toàn tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; sẵn sàng các phương án, điều kiện đón học sinh trở lại trường.
7.11. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone, Ncovi, VietnamHealthDeclaration, VnelD; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu người dân khi ra vào cơ quan, tổ chức, công sở, các địa điểm công cộng cần thực hiện nghiêm quét mã QR.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Y tế và Công an Thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động vận chuyển môtô, xe hai bánh ứng dụng công nghệ qua phần mềm kết nối. Xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tuyên truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe nhân dân; xử lý nghiêm các trường hợp đăng tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
7.12. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Chỉ đạo các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp xây dựng, triển khai phương án sản xuất an toàn trong tình hình mới.
8. UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng, chủ động quyết định và phê duyệt Kế hoạch triển khai Chỉ thị này phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương:
- Khi thực hiện phong tỏa, cách ly để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn phải xác định phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố...). Xác định mục tiêu thực hiện giãn cách để kiểm soát dịch nhanh nhất và triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm: (1) Thực hiện nghiêm việc giãn cách; (2) Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc; (3) Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở; (4) Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội; (5) Tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Duy trì hoạt động các “pháo đài” chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn, lấy người dân là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn; duy trì các chốt tự quản “vùng xanh” tại các thôn, xóm, làng, tổ dân phố, khu dân cư để kiểm soát di biến động của người dân.
- Đảm bảo nguyên tắc 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch. Phối hợp với Sở Công Thương đảm bảo việc cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm khi cần thiết.
- Chủ động triển khai kế hoạch, phương án sẵn sàng tổ chức các trạm y tế lưu động tại các xã, phường, thị trấn để đáp ứng và đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ sớm, từ xa và ngay từ cơ sở.
- Thành lập các đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ hoạt động trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và yêu cầu đóng cửa khi không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch bệnh của Trung ương và Thành phố.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đối với từng hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
+ Rà soát, lập danh sách người có bệnh nền, xác định vị trí các khu vực có nguy cơ cao để kịp thời có các phương án phong tỏa, cách ly hoặc các biện pháp cấp bách khi tình huống xuất hiện các ca nhiễm; khẩn trương truy vết, cách ly, xét nghiệm để thu hẹp khu vực phong tỏa, đảm bảo quy mô nhỏ, quản lý chặt; duy trì yêu cầu xét nghiệm 2-3 ngày/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, rất cao và tầm soát tại các khu vực có nguy cơ trên địa bàn.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
10. Đề nghị các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố và UBND các tỉnh, thành phố liên quan phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Thành phố./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
(Ban hành kèm theo Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội)
TT |
NỘI DUNG CHỈ THỊ |
VĂN BẢN HƯỚNG DẪN |
ĐƠN VỊ BAN HÀNH |
TRÍCH YẾU |
1 |
Phòng chống dịch tại Hộ gia đình |
Quyết định số 2203/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại hộ gia đình |
Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành Sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới” |
||
2 |
Phòng chống dịch tại Khu Chung cư |
Quyết định 2234/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại khu chung cư |
Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới” |
||
3 |
Phòng, chống dịch tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ tại chỗ |
Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới” |
4 |
Phòng, chống dịch tại Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh |
Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng” |
Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới” |
||
Công văn số 4728/BCT-TTTN ngày 05/8/2021 |
Bộ Công Thương |
V/v hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để đảm bảo phòng chống dịch. |
||
5 |
Phòng, chống dịch trong vận chuyển hàng hóa |
Quyết định số 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 |
Bộ Giao thông Vận tải |
V/v ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng xe ô tô trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 |
Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 |
Bộ Y tế |
V/v hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa |
||
6 |
Phòng, chống dịch tại các cơ quan, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp |
Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” |
Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành sổ tay “Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới” |
||
Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 |
Bộ Y tế |
V/v ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp” |
||
Công văn số 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021 |
Bộ Y tế |
V/v hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ quan, đơn vị |
||
7 |
Phòng, chống dịch trong tổ chức lễ tang |
Quyết định số 2232/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại lễ tang |
Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 |
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 |
V/v ban hành Hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng |
||
8 |
Phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng |
Văn bản số 3373/BXD-GĐ ngày 23/8/2021 |
Bộ Xây dựng |
V/v tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.