ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2010/CT-UBND |
Gia Nghĩa, ngày 06 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Đã có nhiều văn bản của tỉnh cụ thể hóa các thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường như: Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Tỉnh ủy về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 1671/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Chương trình hành động bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Chương trình thực hiện
Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương trình hành động của Tỉnh ủy số 49-CTr/TU ngày 11 tháng 11 năm 2009 về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Ban Bí thư; Cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện từ cấp huyện đến cấp tỉnh; v.v…
Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng. Sự phát triển kinh tế xã hội thiếu quy hoạch sẽ tăng áp lực lên chất lượng môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ đòi hỏi cần có sự kết hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã; các tổ chức đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, thông báo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Tăng cường giám sát và kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trước và sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Triển khai và thực hiện thường xuyên công tác quan trắc chất lượng nước, chất lượng môi trường tỉnh Đăk Nông;
d) Thường xuyên rà soát, phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường để kịp thời có biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm; đ) Kiểm tra, kiểm soát và yêu cầu tất cả các cơ sở khai thác khoáng sản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường như: ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường;
e) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các dự án:
+ Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;
+ Thành lập Trung tâm quan trắc môi trường;
+ Điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm;
+ Lập quy hoạch quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông do tỉnh quản lý;
f) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, triển khai các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu đến năm 2020: 100% các cơ sở sản xuất thải chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường; Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên - Môi trường. Triển khai dự án xử lý chất thải nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Thành lập tổ giám sát hoạt động khai thác bauxite. Thành lập quỹ bảo vệ môi trường.v.v…
f) Đề xuất chính sách hỗ trợ các tổ chức đầu tư về chất thải rắn ở các huyện, thị xã, khu vực tập trung đông dân cư.
a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với bãi chôn lấp chất thải rắn của các huyện, thị xã theo đúng quy hoạch chung về các bãi chôn lấp chất thải rắn trên toàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2010; đến cuối năm 2012, cấp huyện phải đưa bãi chôn lấp chất thải rắn đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh vào hoạt động;
b) Triển khai các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu đến năm 2020 là: 33% các đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; Thu gom, xử lý 85% chất thải, rác thải sinh hoạt; 90% chất thải rắn công nghiệp;
c) Tăng cường đôn đốc các chủ đầu tư các công trình đang thi công phải thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là các công trình nằm trong khu vực đông dân cư, khu vực đô thị.
a) Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất bảo đảm độ an toàn;
b) Rà soát quy hoạch phát triển các dự án thủy điện, xem xét tổng thể sự liên quan của các dự án thủy điện đến sự biến đổi môi trường sinh thái, cân bằng sử dụng nước giữa thủy điện và các ngành kinh tế khác;
c) Quản lý chặt chẽ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm hạn chế các tác động từ khai thác chế biến khoáng sản đến chất lượng môi trường; ...
d) Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, thu gom và xử lý chất thải theo quy định;
đ) Triển khai các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu đến năm 2020 là 90% chất thải rắn công nghiệp; 70% chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp được thu gom và xử lý theo quy định;
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu đến năm 2020 là: 100% các cơ sở sản xuất xây dựng mới áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường, xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường;
f) Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các nguồn phóng xạ;
b) Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý ISO 14000 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
c) Thường xuyên thẩm định, giám định về công nghệ đối với các dự án đầu tư mới theo phân cấp.
a) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông;
b) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các đơn
vị vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
a) Triển khai nhiệm vụ đến năm 2011 thu gom và xử lý 100% lượng chất thải rắn nguy hại tại các bệnh viện, trung tâm y tế của các huyện, thị xã, các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn địa bàn tỉnh;
b) Tăng cường, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở y tế chấp hành quy chế quản lý chất thải và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ tiến hành cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho các dự án đã thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;
b) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phục vụ có hiệu quả cho việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
c) Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng, rừng cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn;
d) Triển khai các nhiệm vụ để đạt các chỉ tiêu đến năm 2015: Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 80%;
e) Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường công trình thủy lợi, phòng chống và khắc phục thiên tai lũ, lụt, hạn hán, cháy rừng…..
Tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống tội phạm môi trường, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp, cơ quan quản lý cụm công nghiệp
a) Triển khai Chỉ thị này đến các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp quản lý;
b) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường;
b) Thực hiện nghiêm minh việc bố trí các cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy hoạch khu, cụm công nghiệp đã được duyệt.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh kế hoạch đầu tư các dự án thuộc khu vực công ích;
b) Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển nhằm đảm bảo hài hòa 3 lợi ích phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất UBND tỉnh việc phân bổ ngân sách sự nghiệp về môi trường; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của các ngành, các địa phương, đảm bảo chi đúng mục đích, thanh quyết toán theo quy định tài chính hiện hành.
Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc tăng cường cán bộ cho hệ thống cơ quan quản lý bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã theo quy định.
13. Sở Thông tin và Truyền Thông, Báo Đăk Nông, Đài Phát thanh - Truyền hình Đăk Nông
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành liên quan tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, đưa tin người tốt việc tốt, chưa tốt về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
14. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn và các khu di tích văn hóa trên địa bàn tỉnh;
b) Hướng dẫn, tập huấn công tác bảo vệ môi trường, phòng chống, ứng phó với các sự cố môi trường trong hoạt động du lịch;
c) Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường du lịch hàng theo quy định.
Thực hiện Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường học, pját động và nhân rộng mô hình trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp”.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
a) Triển khai thực hiện Chỉ thị này trên địa bàn phụ trách;
b) Bố trí đủ biên chế, cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Kiên quyết đình chỉ hoặc buộc di dời ra khỏi khu dân cư các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
d) Tổ chức thu gom chất thải rắn ở khu dân cư và cơ sở sản xuất để xử lý hợp vệ sinh đúng quy định.
17. Đề nghị Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các chương trình phối hợp về bảo vệ môi trường, tham gia công tác tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng và hàng năm báo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường). Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.