BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2049/CT-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2008 |
Thực hiện Công điện khẩn số 1085/CĐ-TTg ngày 13/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị triển khai thực hiện Tháng hành động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long từ 16/7/2008 đến 16/8/2008 với các nội dung sau:
Trước tình hình hiện nay rầy nâu bộc phát triên diện rộng cùng với sự xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, đe dọa nghiêm trọng sản xuất lúa vụ Hè Thu, Thu Đông và Mùa 2008 trong vùng, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo công tác phòng trừ, dập tắt rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa.
Việc triển khai Tháng hành động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ở đồng bằng sông Cửu Long từ 16/7/2008 đến 16/8/2008 nhằm thực hiện nghiêm túc và có kết quả chị đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn vùng, triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp phòng trừ, ngăn chặn sự lây lan của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để bảo đảm thắng lợi cho vụ lúa Hè Thu, Thu Đông và Mùa 2008 ở đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện thắng lợi sản xuất lúa năm 2008, tạo thuận lợi tiếp theo cho vụ lúa Đông Xuân 2008-2009.
II. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Phòng trừ, dập dịch rầy nâu trên lúa
Hiện nay rầy nâu đã bộc phát trên trà lúa Hè Thu và lúa Thu Đông sớm, các địa phương cần nắm chắc diễn biến sự bộc phát rầy nâu trên đồng ruộng và xác định vùng nhiễm nặng, nhiễm trung bình, nhẹ, theo dõi hàng ngày số liệu thu thập từ bẫy đèn.
a) Đối với vùng nhiễm rầy nặng: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được nhà nước hỗ trợ, tổ chức phun xịt thuốc trừ rầy đồng loạt, việc phun xịt phải do chính quyền địa phương chỉ huy, có sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp, không phát thuốc để nông dân tự phun xịt.
b) Đối với vùng nhiễm trung bình: Hướng dẫn nông dân phun xịt khi rầy nâu xuất hiện trên 3 con/tép lúa. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nông dân qua hệ thống khuyến nông, phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình để sử dụng thuốc theo “4 đúng” đạt hiệu quả, tránh phun xịt nhiều lần.
2. Đối với diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
Trường hợp lúa nhiễm nhẹ có khả năng phục hồi, hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây lúa bị bệnh, phun xịt thuốc trừ rầy nếu có xuất hiện, sau khi thu hoạch, phải cày, trục vùi để diệt mầm bệnh ở gốc rạ, lúa chét. Đối với ruộng bị nhiễm nặng, tổ chức tiêu hủy cả ruộng bằng cày, trục sau khi phun xịt thuốc trừ rầy nếu có xuất hiện.
3. Đối với diện tích lúa Thu Đông chưa xuống giống
Nắm chắc lại vùng sản xuất và xác định thời vụ để hướng dẫn nông dân gieo sạ tập trung đồng loạt, né rầy cho từng vùng, không để xẩy ra tình trạng tự phát gieo sạ không theo thời vụ; khuyến cáo nông dân sử dụng giống kháng rầy, áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” trong đó đặc biệt không sạ quá dày, vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ, giám sát chặt chẽ đồng ruộng ngay sau khi gieo sạ, phát hiện sự xuất hiện của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa để xử lý kịp thời.
4. Đối với mạ cấy cho vụ Mùa
Chỉ sử dụng mạ không bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để cấy; trường hợp ruộng mạ bị nhiễm bệnh phải cày, trục để tiêu hủy.
5. Kiểm soát kinh thuốc bảo vệ thực vật
Các địa phương tăng cường kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn, nhất là ở các đại lý bán thuốc, xử lý nghiêm trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng và ngăn chặn lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá thuốc.
Chính sách hỗ trợ cho công tác phòng trừ, dập dịch thực hiện theo theo QĐ số 1459/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chủ động tạm ứng kinh phí để kịp thời triển khai các công tác phòng trừ, dập dịch và huy động thêm nguồn ngân sách địa phương.
1. Trên cơ sở Chỉ thị này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương củng cố Ban chỉ đạo các cấp, lập kế hoạch cụ thể quán triệt đến các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện; phân công cán bộ theo dõi địa bàn và cử các đoàn kiểm tra về cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện; chỉ đạo tổng kết Tháng hành động để rút kinh nghiệm chỉ đạo tiếp theo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động lực lượng ngành nông nghiệp bám sát địa bàn cơ sở để phối hợp với chính quyền các cấp nhất là cấp xã triển khai các nội dung của tháng ra quân. Lưu ý việc thiết lập bẫy đèn đến từng xã để theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn nhằm dự báo chính xác các đợt rầy di trú và phát tán ở địa phương; trên cơ sở đó tham mưu với chính quyền địa phương quy định thời vụ xuống giống lúa Thu Đông tập trung, né rầy.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá phía Nam phân công các thành viên kiểm tra các địa bàn, duy trì họp giao ban kiểm điểm tình hình;
- Cục Bảo vệ thực vật phân công lãnh đạo và cán bộ về công tác tại cơ sở để đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương;
- Cục Trồng trọt hướng dẫn cơ cấu giống lúa và các biện pháp kỹ thuật sản xuất Thu Đông và Mùa;
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức thông tin tuyên truyền, tập huấn, xây dựng và quảng bá mô hình…;
- Các Viện, Trường xây dựng các mô hình trong liên kết “4 nhà”, tham gia mở rộng mô hình “cùng nông dân ra đồng” để hỗ trợ nông dân phòng trừ dịch bệnh hiệu quả./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.