BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2038/CT-BNN-QLCL |
Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2009 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã được các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương quan tâm và đã thu được một số kết quả tốt. Chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đã từng bước cải thiện, sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đã được nhiều thị trường nhập khẩu chấp nhận. Tuy nhiên, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ở một số nơi chưa đạt yêu cầu; kết quả kiểm tra, thanh tra cho thấy tỷ lệ mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn cao… Điều này đã gây nên những bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, lợi ích của người tiêu dùng; ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh chân chính và uy tín sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên nhân của các tồn tại nêu trên là do tổ chức quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản ở một số địa phương chưa được kiện toàn hoặc chưa đủ mạnh; các chính sách của nhà nước hỗ trợ và khuyến khích người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa đầy đủ; công tác chỉ đạo, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức; một số nông dân và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa chấp hành tốt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh để có tính răn đe.
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo phân công của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị:
a) Kiện toàn cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ở địa phương: Căn cứ Thông tư liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 5/6/2009 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/7/2009), triển khai thành lập và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và sớm đưa vào hoạt động nhằm kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương. Đối với địa phương đã thành lập Chi cục quản lý chất lượng nông sản và thủy sản theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 cần rà soát lại và điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục cho phù hợp với nội dung hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 31/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 5/6/2009;
b) Bố trí hợp lý nguồn ngân sách chi thường xuyên hàng năm cho công tác quản lý chất lượng, VSATTP nông lâm thủy sản tại địa phương (từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp xã, phường). Đầu tư các trang thiết bị kiểm nghiệm cần thiết cho Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để phân tích các chỉ tiêu cơ bản về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, song song với việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý VSATTP tại địa phương, chú trọng đặc biệt là nguồn nhân lực tại cấp huyện, xã; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các phòng kiểm nghiệm cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý chất lượng VSATTP;
c) Có chính sách hỗ trợ cho người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất để áp dụng quy trình sản xuất phù hợp theo hướng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (áp dụng VietGAP, HACCP…); hỗ trợ tổ chức sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, chế biến) liên kết phát triển bền vững; xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống sản xuất và tiêu thụ thực phẩm an toàn.
d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan ở địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng dẫn chuyên môn của các cơ quan trung ương.
a) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế chính sách; các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành về chất lượng nông lâm thủy sản từ trung ương đến địa phương.
c) Đầu tư kết hợp với đẩy mạnh xã hội hóa nhằm sớm hình thành hệ thống các phòng kiểm nghiệm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản từ trung ương đến địa phương.
d) Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý VSATTP cho các đơn vị trong toàn hệ thống, đặc biệt là cho các đơn vị đóng tại địa phương.
e) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hệ thống từ trung ương đến địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (áp dụng VietGAP, HACCP…); thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất về VSATTP đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản từ sản xuất giống, trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, thu mua đến sơ chế, bảo quản và chế biến. Xử lý nghiêm các trường hợp phát hiện vi phạm theo quy định hiện hành của pháp luật để có tính răn đe cao.
g) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan giải quyết tốt các vướng mắc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ các nhà sản xuất kinh doanh tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.
a) Vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh là hội viên tự giác chấp hành tốt các quy định của nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ ngành liên quan về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh là hội viên mở rộng liên kết sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến và đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản:
a) Chấp hành tốt các quy định của nhà nước, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ ngành liên quan về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Tăng cường tính chủ động trong hoạt động đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh.
c) Chủ động xây dựng mô hình liên kết sản xuất từ nguyên liệu đến chế biến và đưa ra tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đề nghị các đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.