ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UB-NCVX |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 1996 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGUỒN VIỆN TRỢ CỦA CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ (NGO)
- Căn cứ Thông tư 87 TC/VT
ngày 27/10/1994 của Bộ Tài chính “hướng dẫn chế độ quản lý tài chính Nhà nước
đối với nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ”.
- Xét báo cáo công tác quản lý tài chính Nhà nước đối với tiền, hàng viện trợ quốc
tế hiện nay của Sở Tài chính tại văn bản số 341 ngày 27/5/1996.
Để thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ chế độ quản lý tiền, hàng viện trợ quốc tế theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :
1/ Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã (gọi tắt là cơ quan HCSN), có hưởng kinh phí ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) của thành phố, khi được các tổ chức, cá nhân người nước ngoài viện trợ theo các dự án, văn bản thỏa thuận trước (kể cả trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt mua hàng trong nước để viện trợ cho cơ quan HCSN, DNNN) đều phải :
a) Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố cho phép nhận ;
b) Xin giấy xác nhận viện trợ của Ban Quản lý và tiếp nhận viện trợ Quốc tế (BQL & TNVTQT) tại văn phòng 2, số 138 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng trường hợp các tổ chức, cá nhân viện trợ không theo dự án, văn bản thỏa thuận trước mà thực tế biếu tặng hiện vật hoặc tiền mặt trong quá trình tham quan, du lịch tại các cơ quan HCSN, DNNN. Các cơ quan HCSN, DNNN tiếp nhận phải lập phiếu thu tiền hoặc phiếu nhập kho đồng thời đến BQL & TNVTQT xin giấy xác nhận viện trợ, để được ghi thu ghi chi qua ngân sách Nhà nước.
Khi hàng viện trợ nhập về, Thủ trưởng các cơ quan HCSN, DNNN của thành phố phải đảm bảo hồ sơ, trình tự thủ tục đúng quy định tại Thông tư 87 của Bộ Tài chính. Không được tự ý kê khai với cơ quan Hải quan là hàng phi mậu dịch để nhận hàng.
3/ Sau khi nhận được tiền, hàng viện trợ quốc tế, Thủ trưởng các cơ quan HCSN, DNNN phải mời ngay đại diện cơ quan chủ quản, Sở Tài chính, Ban Vật giá đến để phối hợp kiểm kê và xác định giá trị thực tế của tiền, hàng viện trợ để cơ quan tài chính có cơ sở ghi thu ghi chi ngân sách.
Trường hợp hàng hóa và tiền mặt thực nhận có phát sinh chênh lệch (thừa, thiếu, không đúng chủng loại và trị giá) so với khi kê khai để xin giấy xác nhận viện trợ, Thủ trưởng cơ quan HCSN, DNNN phải gởi “biên bản kiểm kê xác định giá trị thực tế về tiền, hàng viện trợ” cho BQL & TNVTQT, trong thời hạn chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày xin giấy xác nhận viện trợ để BQL & TNVTQT có căn cứ điều chỉnh giấy xác nhận viện trợ lần đầu, làm căn cứ ghi thu ghi chi ngân sách Nhà nước.
4/ Thủ trưởng các cơ quan HCSN, DNNN chịu trách nhiệm chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ trực thuộc hạch toán kịp thời, đầy đủ các nguồn viện trợ vào sổ sách kế toán, thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về tiền hàng viện trợ.
5/ Thủ trưởng cơ quan HCSN, DNNN sử dụng tiền, hàng viện trợ phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng cam kết với tổ chức, cá nhân viện trợ. Tuyệt đối không được bán hàng viện trợ khi chưa có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.
6/ Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan HCSN, DNNN thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính Nhà nước về tiền, hàng viện trợ quốc tế.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề ngoài thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành, cần báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo xử lý kịp thời.-
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.