ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2015/CT-UBND |
Nghệ An, ngày 18 tháng 12 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hóa chất nói riêng đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã từng bước đi vào ổn định, không xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng,... Tuy nhiên bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, có tiềm ẩn không đảm bảo an toàn cho sản xuất, vận chuyển, an toàn vệ sinh lao động cũng như bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Cụ thể như: Một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm các quy định của pháp luật về hóa chất; chưa đáp ứng đủ điều kiện an toàn kho cất giữ hóa chất; chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy, công tác bảo vệ môi trường, chế độ báo cáo định kỳ, đăng ký sử dụng hóa chất; sử dụng lao động chưa qua đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất,...theo quy định của pháp luật; việc xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thực hiện chưa tốt; một số đơn vị kinh doanh hóa chất tập trung ở khu vực đông dân cư có nguy cơ ảnh hưởng lớn khi xảy ra sự cố,...; công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức so với tốc độ phát triển cũng như nhu cầu sử dụng hóa chất trên địa bàn,...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái môi trường và xã hội phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Sở Công Thương:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền đã được quy định, hướng dẫn tại các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Công Thương về quản lý hoạt động hóa chất; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động hóa chất.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam và UBND các huyện, thành phố, thị xã trong việc quản lý các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến hóa chất theo quy định.
c) Tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
d) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật.
đ) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan và địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh; xử lý hoặc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các vi phạm trong hoạt động hóa chất theo thẩm quyền.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Công Thương định kỳ theo quy định hoặc báo cáo khi có yêu cầu.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tăng cường công tác quản lý việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các đơn vị hoạt động hóa chất; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, quản lý việc xử lý, thải bỏ hóa chất; xử lý các đơn vị hoạt động hóa chất gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; hướng dẫn các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.
3. Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong Khu kinh tế, các khu công nghiệp;
b) Tăng cường quản lý, kiểm tra và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đông Nam.
4. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Chuẩn bị lực lượng, thiết bị và lập phương án ứng phó khi có sự cố hóa chất xảy ra; phối hợp cùng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng liên quan sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả sự cố.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An
Phối hợp với Sở Công Thương, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, dành thời lượng và bài viết thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất, kiến thức về an toàn hóa chất; nguy cơ, tác hại và trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất để toàn thể cộng đồng xã hội biết và cùng phối hợp thực hiện.
6. Các Sở, ngành có liên quan
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hóa chất; rà soát, thống kê, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất của các cơ sở thuộc địa bàn quản lý.
b) Tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động hóa chất của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý hoạt động hóa chất trên địa bàn gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
c) Thực hiện công tác ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn quản lý, đồng thời báo cáo ngay Sở Công Thương để kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xử lý khi cần thiết.
8. Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh
a) Tăng cường tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động hóa chất, nhất là các hóa chất nguy hiểm tại cơ sở.
b) Lập Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại; đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi có sự cố hóa chất; diễn tập ứng phó định kỳ theo quy định.
c) Thực hiện nghiêm việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho lãnh đạo, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp liên quan đến hoạt động hóa chất của đơn vị.
d) Thực hiện nghiêm việc báo cáo an toàn hóa chất, sử dụng hóa chất định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố, thị xã nơi có hoạt động hóa chất.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.