ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/CT-UBND |
An Giang, ngày 25 tháng 01 năm 2019 |
VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2019
Năm 2018, được sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quốc phòng địa phương trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tốt, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/09/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;
24 năm thực hiện pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng, khu vực phòng thủ; 15 năm thực hiện pháp lệnh động viên công nghiệp; đặc biệt chỉ đạo, điều hành diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh được Ban Chỉ đạo Quân khu 9 và Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phòng đánh giá cao. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại nhà nước, đối ngoại quân sự thường xuyên được củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển tỉnh nhà.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo, tổ chức quán triệt triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quốc phòng địa phương ở một số ngành, địa phương chưa đi vào chiều sâu; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có lúc, có nơi còn thiếu, nhất là dân quân thường trực; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng Dân quân còn thấp; một số địa phương chưa bảo đảm tiền ăn cho lực lượng dân quân thường trực; công tác xây dựng tạo nguồn sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên chưa đạt chỉ tiêu; công tác diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, chiến đấu phòng thủ cấp xã có mặt chuẩn bị chưa tốt; tình hình trật tự xã hội, tai nạn giao thông còn xảy ra một số vụ việc có tính nghiêm trọng; tình hình thiên tai, hỏa hoạn, sạt lở đất liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động của địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn.
Năm 2019, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, biên giới sẽ cơ bản ổn định; kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Tuy nhiên, bọn phản động vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá ta trên nhiều lĩnh vực sâu và hiểm hơn. Các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tranh chấp khiếu kiện và hoạt động của các tổ chức NGO vẫn tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của nhân dân và hoạt động của lực lượng vũ trang địa phương tỉnh.
Để thực hiện tốt công tác quốc phòng địa phương năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị như sau:
1. Quán triệt, thực hiện các chủ trương về công tác quốc phòng
Tiếp tục quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng địa phương; Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị; Nghị định số 152 và Nghị định số 02 của Chính phủ về xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới. Triển khai và thực hiện Luật Quốc phòng năm 2018; Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28/12/2018 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương. Tham gia đóng góp xây dựng văn bản pháp Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi). Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 10/8/2016 của Tỉnh ủy về củng cố quốc phòng - an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.
2. Công tác sẵn sàng chiến đấu
- Tăng cường công tác nắm tình hình, tập trung địa bàn trọng điểm, biên giới, chủ động phương án đối phó khi có tình huống xấu xảy ra, thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh, chỉ thị sẵn sàng chiến đấu của Bộ Quốc phòng, Quân khu; duy trì tốt quy chế phối hợp giữa Công an, Quân sự, Biên phòng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng;
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án bảo đảm quốc phòng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030; hoàn chỉnh hệ thống văn kiện sẵn sàng chiến đấu ở các cấp; bảo đảm quân số kíp trực thường xuyên và cao điểm ở các cấp; quản lý chặt chẽ lượng dự trữ SSCĐ theo quy định.
- Chủ động, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xử lý các tình huống trên tuyến biên giới phù hợp với tình hình thực tế; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn trên địa bàn.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng đúng mục đích, không để bị lấn chiếm.
- Tiếp tục đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở khóa 2 năm học 2018 - 2019 tại trường quân sự tỉnh; cử cán bộ dân quân đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo chỉ tiêu của Quân khu, bảo đảm nhu cầu tổ chức, biên chế cán bộ quân sự cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã).
- Tiếp tục thực hiện Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về chương trình tập huấn, huấn luyện và tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao dân quân tự vệ; bảo đảm 100% đơn vị, cơ sở và 80% lực lượng DQTV được huấn luyện; cấp huyện tiếp tục tổ chức huấn luyện tập trung 03 tháng dân quân thường trực mới tuyển chọn; lực lượng dự bị động viên tập trung tập huấn, huấn luyện tại eBB892, trường quân sự tỉnh và kiểm tra sẵn sàng động viên tại địa phương; tổ chức tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ quân sự theo quyết định của UBND tỉnh giao tại trung tâm GDQPAN - trường quân sự tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức hội thi, hội thao lực lượng vũ trang địa phương theo quy định.
- Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện Thoại Sơn, Phú Tân và Chợ Mới; các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị còn lại diễn tập CH-TM, CH-CQ; cấp xã diễn tập chiến đấu phòng thủ, phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ, cháy rừng đối với các xã trong nhiệm kỳ chưa tổ chức diễn tập.
- Tăng cường biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật GDQPAN, Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ, Hướng dẫn số 90/HD- HĐGDQPANTW ngày 31/5/2016 của Hội đồng GDQPAN Trung ương. Chú trọng bồi dưỡng KTQPAN cho cán bộ, sĩ quan, đảng viên trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và phổ biến KTQPAN cho toàn dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp lễ hội truyền thống và thực hiện các phong trào của cuộc vận động, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở địa phương.
4. Công tác xây dựng lực lượng
- Xây dựng lực lượng thường trực, xây dựng đơn vị chính quy, đúng theo biên chế tổ chức. Tiếp tục xây dựng cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, thường xuyên điều chỉnh, củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
- Thực hiện chặt chẽ thứ tự các bước tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2019, ưu tiên tuyển chọn đảng viên và những công dân có trình độ chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm giao quân đạt 100% chỉ tiêu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự và tuyển sinh ngành quân sự cơ sở theo quy định của Bộ Quốc phòng. Tiếp tục kiện toàn ổn định tổ chức biên chế đối với các đơn vị dự bị động viên, khảo sát nắm chắc các doanh nghiệp công nghiệp đủ điều kiện động viên theo Pháp lệnh động viên công nghiệp trên địa bàn.
- Thống nhất việc kết nạp dân quân tự vệ gắn với công tác tuyển quân theo Hướng dẫn số 737/HD-BTL ngày 24/4/20017 của Bộ Tư lệnh Quân khu 9; tiếp tục tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên theo Đề án số 129, 130/ĐA-UBND ngày 21/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh; giải quyết cho ra lực lượng dân quân đủ số năm phục vụ theo quy định Luật DQTV. Nâng cao chất lượng chính trị trong lực lượng dân quân tự vệ và chi bộ quân sự có cấp ủy, phấn đấu phát triển Đảng trong lực lượng dân quân theo chỉ tiêu của của Quân khu.
- Triển khai thực hiện quyết định số 4185/QĐ-BQP ngày 03/10/2018 của Bộ Quốc phòng về việc công nhận xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng, an ninh, theo đó điều chỉnh nâng quân số dân quân thường trực xã Phước Hưng huyện An Phú, xã Đào Hữu Cảnh, xã Bình Long huyện Châu Phú, xã Kiến An huyện Chợ Mới lên 12 đồng chí dân quân thường trực. Tổ chức lực lượng dân quân luân phiên trực tại chốt từ 05 – 07 người, trong đó có 01 người chỉ huy phó quân sự xã. Chú trọng thực hiện quy hoạch sử dụng cán bộ sau đào tạo, có 100% chỉ huy trưởng, chỉ huy phó Ban CHQS cấp xã qua đào tạo, trong đó có 60% cao đẳng, đại học.
- Tiếp tục thực hiện bảo đảm tiền ăn cho lực lượng dân quân thường trực từ 25.000 đồng/người/ngày trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, tăng gia sản xuất và các nguồn vận động hợp pháp khác của địa phương; huy động lực lượng dân quân tự vệ tham gia tập huấn, huấn luyện bảo đảm chi trả tiền ăn bằng mức ăn của chiến sỹ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trợ cấp ngày công lao động bằng 0.08 so với mức lương cơ sở.
5. Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình phục vụ cho công tác quốc phòng
- Nâng cấp, sửa chữa 04 trụ sở Ban CHQS cấp xã, gồm: xã Lương Phi huyện Tri Tôn, xã An Hòa huyện Châu Thành, xã Ô Long Vĩ huyện Châu Phú, xã Bình Thạnh Đông huyện Phú Tân theo Đề án số 129/ĐA-UBND ngày 21/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 và quan tâm các xã trong Chương trình hành động số 04- CTr/TU ngày 18/7/2016 của Tỉnh ủy An Giang. Tiến hành khảo sát toàn bộ trụ sở làm việc Ban CHQS xã (không nằm trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới), đưa vào kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm nơi ăn, nghỉ, sinh hoạt, công tác cho lực lượng dân quân xã.
- Tiếp tục theo dõi giám sát các công trình chuyển tiếp năm 2018 và lập thủ tục đầu tư xây dựng mới các dự án trong năm 2019 theo kế hoạch trung hạn được phê duyệt; hoàn thiện bổ sung lập quy hoạch tổng thể mặt bằng các Ban CHQS huyện, thị, thành và khối trực thuộc; tiếp tục xử lý dứt điểm các khu vực đất quốc phòng còn bị lấn chiếm, không để phát sinh mới, nhanh chóng lập thủ tục hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các khu đất quốc phòng còn lại; cải tạo, sửa chữa thường xuyên doanh trại các đơn vị trong tỉnh; cụm điểm tựa Phú Hữu/An Phú, công trình ĐH 01 - AG; đường ra chốt biên giới giai đoạn 2; triển khai thực hiện Đề án phòng thủ dân sự và một số công trình có tính cấp thiết nhằm phục vụ công tác quân sự, quốc phòng địa phương và công tác sẵn sàng chiến đấu.
- Tổ chức thanh tra thực hiện công tác quốc phòng ở các địa phương theo Nghị định số 168/2018/NĐ-CP ngày 28/12/2018 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương đúng quy định của Quân khu. Đồng thời chuẩn bị tốt các mặt bảo đảm cho Quân khu kiểm tra Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các nhà trường trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban, báo cáo, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương các cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo phạm vi chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp.
7. Công tác phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan
- Bộ CHQS tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương theo phạm vi, lĩnh vực, chức năng từng ngành và địa phương, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ, đạt hiệu quả.
- Sở Tài chính hướng dẫn thống nhất cho cấp huyện, xã lập dự toán ngân sách bảo đảm xây dựng, huấn luyện, hoạt động và các chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV đúng Luật DQTV và các quyết định 54, 24, 06 của UBND tỉnh; thường xuyên kiểm tra việc lập dự toán, chấp hành và thực hiện thanh, quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng theo quy định của pháp luật.
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất quy trình quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ Ban CHQS xã theo Thông tư liên tịch số 01 ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp thống nhất với Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, hướng dẫn các địa phương (đối với các xã nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc Ban CHQS cấp xã theo lộ trình đề án) về việc lập hồ sơ thủ tục, dự toán, sử dụng nguồn vốn gắn với lồng ghép sử dụng trong nguồn vốn xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan công an, kiểm lâm các cấp, phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp duy trì thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa 03 lực lượng trong bảo vệ biên giới; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
- Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các ngành chức năng có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố biên giới tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại, giữ vững mối quan hệ với chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang 02 tỉnh Takeo, Kandal để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phân giới cấm mốc, chống lấn chiếm biên giới, thi công các công trình biên giới, đường tuần tra biên giới giai đoạn 2017 - 2020 và Đội K93 thực hiện tốt công tác quy tập, tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Yêu cầu lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Thường trực UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo xử lý./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.