UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/CT-UBND |
Vinh, ngày 29 tháng 6 năm 2009 |
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015 TỈNH NGHỆ AN
Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. UBND tỉnh đã có Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kì đến năm 2020.
Sau 4 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An ổn định và có bước phát triển, thu được những kết quả nhất định trên nhiều mặt, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, yếu kém. Tuy nhiên với diễn biến xấu của suy thoái kinh tế thế giới, để thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 trong điều kiện hiện nay, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2011-2015 là rất nặng nề.
Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 751/CT-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp khẩn trương triển khai xây dựng và tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, với những nội dung chủ yếu sau đây:
A. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 là một trong những kế hoạch quan trọng gắn với chuẩn bị nội dung cho Đại hội XVII của tỉnh Đảng bộ và Đảng bộ các cấp, do vậy việc xây dựng đảm bảo có cơ sở khoa học, khả thi, có tính phấn đấu cao trên cơ sở đánh giá sát đúng với thực tế. Các mục tiêu chỉ tiêu xây dựng phải phối hợp với định hướng chung của cả nước, của vùng Bắc Trung bộ và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành của cả tỉnh. Những nội dung chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 gồm:
I. Về đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010:
Trên cơ sở Kết luận đánh giá nửa nhiệm kì thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các ngành các cấp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009, dự kiến kế hoạch năm 2010, đánh giá toàn diện thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010. Các nội dung cần tập trung đánh giá bao gồm:
1. Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng các cấp, trong đó làm ra những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là các chỉ tiêu kế hoạch 2006-2010 đạt thấp. Các nội dung đánh giá phải làm ra được vấn đề tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xác định được vị trí phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Đồng thời, đánh giá tình hình triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng bền vững đi đôi với việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
2. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp làm để phát triển kinh tế - xã hội mà Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành tại các nghị quyết, quyết định, cần rà soát và đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế chính sách trên địa bàn nhằm bổ sung, sửa đổi nâng cao tính hiệu quả của chính sách, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo phát triển bền vững.
3. Phân tích sâu chất lượng tăng trưởng từng ngành, từng địa phương; khả năng cạnh tranh từng sản phẩm chủ yếu; phân tích việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, nhất là đất đai, tài nguyên khoáng sản; chất lượng nguồn nhân lực; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất - kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ.
4. Đánh giá các nội dung trong lĩnh vực xã hội, bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng tới việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, lĩnh vực khoa học, giáo dục, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên, môi trường,
5. Đánh giá việc huy động và sử dụng nguồn vốn, bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tín dụng đầu tư, nguồn vốn dân cư, vốn ODA., FDI, vốn doanh nghiệp,... Tình hình tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình khác.
6. Đánh giá hoạt đồng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ; xác định các năng lực sản xuất mới tăng thêm trong giai đoạn 2006-2010.
7. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế quản lý, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, công tác cải cách hành chính, chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chất lượng đội ngũ cán bộ; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
8. Đánh giá tình hình đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thực hiện pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
Khi đánh giá thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006-2010, phải làm ra thêm những kết quả thực hiện các định hướng phát triển của Trung ương, của tỉnh, như: thực hiện chiến lược biển, Quyết định số 239/QĐ-TTg về phát triển Vinh thành trung tâm kinh tế văn hoá vùng Bắc Trung bộ, Quyết định số 147/QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, Nghị quyết số 01-NQ/TU về chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách; Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực, Chương trình số 21-Ctr/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp nông thôn và nông dân,..
Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tình hình triển khai một số chương trình trọng điểm của tỉnh phải làm ra những tồn tại, yếu kém so với mục tiêu đề ra, làm ra nguyên nhân thành công và chưa thành công, nguyên nhân khách quan và chủ quan, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát triển sắp tới.
II. Về nội dung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
1. Mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
- Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực y tế và văn hoá, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được duyệt; xây dựng thành phố Vinh trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ; tập trung nguồn lực cho phát triển các vùng trọng điểm Vinh, Cửa Lũ, Hoàng Mai gắn với nghị quyết về chiến lược biển, quy hoạch Nam Thanh - Bắc Nghệ; sớm hình thành hai vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh ở Thái Hoà và Con Cuông, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ để tạo đồng lực phát triển kinh tế toàn vùng miền Tây Nghệ An.
2. Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu
a) Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 10-11%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3%/năm.
b) Rà soát, bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng; tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển.
c) Khai thác và phát huy lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các vùng; Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích. Đẩy mạnh tốc độ xây dựng các dự án sản xuất công nghiệp. Tổ chức lại sản xuất, chủ động đổi mới công nghệ để huy động năng lực sản xuất công nghiệp đạt hiệu quả, tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm. Đảm bảo tốt các hoạt đồng dịch vụ sản xuất và đời sống.
d) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đất đai, cơ cấu lao đồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
đ) Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao đồng.
e) Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh quá trình đô thị hoá những khu vực tăng trưởng cao; sớm hình thành các vùng kinh tế đồng lực của tỉnh; từng bước nâng cấp và đồng bộ hoá hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào khu kinh tế, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
g) Đẩy mạnh ứng dụng và nghiên cứu khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng tới phát triển kinh tế tri thức.
h) Đẩy mạnh giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu, thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, ưu tiên hỗ trợ phát triển vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
i) Bảo tồn và phát huy sắc thái và giá trị văn hoá tốt đẹp cộng đồng các dân tộc, đi đôi mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới làm phong phú thêm văn hoá xứ Nghệ; Phát triển thể dục thể thao cho mọi người để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân dân; Phát triển các môn thể thao thành tích mà tỉnh có lợi thế.
k) Tăng cường xã hội hoá trong các lĩnh vực xã hội, dịch vụ công; thực hiện bình đẳng giới, chính sách dân tộc, tôn giáo.
l) Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
m) Tạo bước chuyển mới về cải cách hành chính nâng cao hiệu lực bộ máy nhà nước, nhất là chính quyền cấp cơ sở, vùng gio, vùng dân tộc thiểu số. Từng xây dựng và hướng tới một nền hành chính chuyên nghiệp.
o) Tăng cường quốc phòng, an ninh bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là vùng biên giới, vùng có nguy cơ xảy ra các điểm nóng.
B. YÊU CẦU TRONG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
1. Về tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010
- Các ngành, các địa phương chủ động rà soát loại hệ thống số liệu, tình hình của ngành mình, địa phương mình, chuẩn bị báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch 5 năm 2011-2015.
- Việc tổ chức đánh giá kế hoạch 5 năm 2006-2010 phải huy đồng, phát huy được sự phối hợp của cả bộ máy các cấp, các ngành để đảm bảo nâng cao chất lượng báo cáo tổng kết.
- Về phương pháp đánh giá bám sát các mục tiêu nhiệm vụ và các quy định về phương pháp đánh giá tại Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ngày 30/5/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Về xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 phải được xây dựng trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đối với cả nước, vùng Bắc Trung bộ và dựa trên cơ sở dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới; các mục tiêu phát triển kế hoạch 5 năm phải phối hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của cả nước, của vùng Bắc Trung bộ và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020.
- Kế hoạch xây dựng phải gắn kết với khả năng cân đối nguồn lực để đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức kinh tế xã hội và nhân dân trên địa bàn.
C. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011-2015
I. Phân công trách nhiệm xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên các huyện, thành phố, thị xã:
- Tổ chức hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 để chuẩn bị nội dung cho Đại hội XVII tỉnh Đảng bộ.
- Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của các Sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã.
- Xây dựng, tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 theo tinh thần Chỉ thị 751/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Cục Hải quan, các ngành liên quan:
- Hướng dẫn các ngành, địa phương và doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015.
- Xây dựng, tổng hợp kế hoạch tài chính, ngân sách nhà nước kế hoạch 5 năm 2011-2015.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong xây dựng các cân đối lớn về tài chính, ngân sách nhà nước.
3. Các Sở Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương, đơn vị phương pháp xây dựng chỉ tiêu kế hoạch theo ngành, lĩnh vực; xây dựng, tổng hợp kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. Cục Thuế, Cục Hải quan: Phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch thu ngân sách nhà nước kế hoạch 5 năm 2011-2015.
5. Cục Thống kê: Cung cấp số liệu cho các ngành liên quan về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
6. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các Sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 theo đóng các nội dung nêu trong Chỉ thị này.
II. Tiến độ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
1. Đầu tháng 7 năm 2009, UBND tỉnh tổ chức hội nghị các Sở, ban, ngành và các huyện, thành phố, thị xã phổ biến Chỉ thị và hướng dẫn khung kế hoạch kinh tế - xã hội, lập dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2010 và kế hoạch 5 năm 20011-2015 để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.
2. Căn cứ đề cương hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, các ngành và địa phương tổ chức xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của ngành, địa phương mình gửi về UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trước 30/7/2009, để Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo đợt 1 với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trong quá trình triển khai xây dựng, các ngành, các địa phương tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành chủ quản, tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành mình, cấp mình trong năm 2010 để chỉ đạo thực hiện từ năm 2011.
Yêu cầu các Giám đốc Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong Chỉ thị này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.