ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2004/CT-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 07 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2004.
Tình hình thời tiết, khí hậu trên cả nước, khu vực vừa qua biến đổi rất thất thường và diễn biến có chiều hướng phức tạp, đột biến (lũ sớm tại đồng bằng Bắc Bộ, chỉ trong vòng gần 01 tháng qua tại biển Đông đã hình thành, xuất hiện 03 cơn áp thấp nhiệt đới, trong đó có 02 cơn mạnh lên thành bão ở vĩ độ thấp). Hiện nay mùa mưa, bão đã đến, đối với cả nước, khu vực miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh; tình hình thời tiết, mưa lũ, triều cường còn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường trước được.
Chính phủ và UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai. Quán triệt Chỉ thị số 21/2004/CT.TTg ngày 12/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 04/11/2002 của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm tăng cường quản lý nhà nước công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai-tìm kiếm cứu nạn năm 2004 và các năm tiếp theo; để chủ động ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, các công trình kết cấu hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội… do bão, lũ, triều cường, thiên tai gây ra, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và yêu cầu:
1- Các sở-ngành thành phố (theo chức năng và nhiệm vụ), các đơn vị, các địa phương (quận-huyện, phường-xã-thị trấn) tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 166/2003/QĐ-UB ngày 10/9/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai-tìm kiếm cứu nạn tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giao Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố có trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại các phương án phòng chống lụt bão, phương án-kế hoạch tìm kiếm cứu nạn của các quận-huyện; các sở - ngành thành phố, các Tổng Công ty 90, 91 đóng tại thành phố kiểm tra kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão của đơn vị trực thuộc trước ngày 15/8/2004.
2- Tiếp tục và thường xuyên kiện toàn tổ chức Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp, các ngành, các đơn vị, các địa phương, đặc biệt là sau bầu cử Hội đồng nhân dân 03 cấp nhiệm kỳ 2004-2009 đã có biến động về nhân sự trong Ủy ban nhân dân 03 cấp. Các địa phương, đơn vị nếu có thành viên tham gia Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão không còn đảm nhận nhiệm vụ nữa thì phải cử người thay thế và gửi ngay văn bản đề xuất (người thay thế) lên cấp ban hành quyết định kiện toàn, trước ngày 15 tháng 8 năm 2004 Lập và cập nhật danh bạ điện thoại (cơ quan, nhà riêng, di động), số fax các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão ngành, địa phương, đơn vị báo cáo cấp trên và thông báo cho cấp dưới để liên hệ, phối hợp.
2.1- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp, các ngành, các địa phương, các đơn vị phải có chương trình, kế hoạch, thời gian cụ thể để thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công (theo quyết định thành lập Ban hoặc thông báo phân công của cấp có thẩm quyền);
2.2- Đối với các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố thực hiện nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 132/2004/QĐ-UB ngày 22/5/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Các quận, huyện chưa tổng kết công tác phòng, chống lụt bão năm 2003 cần được tổng kết rút kinh nghiệm trong tháng 7 năm 2003 và thành phố tổ chức tổng kết trước mùa mưa bão tháng 8 năm 2004. Khi gửi báo cáo tổng kết năm, kế hoạch năm, đề xuất hoặc kiến nghị các địa phương phải gửi đồng thời cho đồng chí thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố được giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc địa phương mình.
3- Giao Sở Nội vụ và Sở Tài chính thành phố dựa trên các quy định hiện hành và đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh:
3.1- Sở Nội vụ thành phố phối hợp với một số sở-ngành thành phố, quận-huyện kiểm tra và rà soát bố trí đủ biên chế chính thức (chuyên trách) hoặc biên chế kiêm nhiệm, hợp đồng tại các đơn vị,có nhiệm vụ thường trực cho công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại sở-ngành, quận-huyện; hoàn thành trước ngày 25 tháng 8 năm 2004.
3.2- Sở Tài chính thành phố nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 25 tháng 8 năm 2004 ban hành quy định cơ chế, chính sách về tài chính, nguồn kinh phí hoạt động đối với nhân lực ở mục 3.1, kể cả lực lượng xung kích phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn được thành lập trong thời kỳ lũ, bão, triều cường cao điểm trong năm
3.3 Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống Lụt bão thành phố ) cùng phối hợp với Công an thành phố, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các quận, huyện, sở ngành và bộ phận chuyên trách. Khi tập huấn có thiết kế xử lý chuẩn những tình huống cụ thể có thể xảy ra như : sạt lở bờ sông, cháy rừng, sự cố tràn dầu . . . . thời gian tập huấn từ một ngày đến một ngày rưỡi, và được tổ chức đầu tháng 8 năm 2004.
3.4 Các Tổng Công ty 90, 91 đóng tại thành phố có trách nhiệm :
a/ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên tổ chức thực hiện công tác phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức thực hiện theo định kỳ và báo cáo năm cho thành phố ( Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLB TP )
b/ Đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng tiền và nộp Quỹ Phòng, chống lụt bão hàng năm đúng theo mức thu và thời hạn nộp theo Quyết định giao chỉ tiêu của UBND Thành phố đã giao .
4- Kiểm tra, đánh giá, báo cáo thực trạng, hiện trạng công trình trước mùa mưa lũ hàng năm:
4.1- Các cấp, các ngành, các đơn vị, các địa phương (quận – huyện, phường – xã – thị trấn) phải tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo thực trạng, hiện trạng công trình theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương lên cơ quan quản lý cấp trên. Thời hạn chậm nhất các quận, huyện, sở ngành gửi báo cáo cho Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão thành phố là ngày 30 tháng 8 năm 2004.
4.2- Riêng đối với các công trình: thủy lợi, phòng chống lụt bão, đê bao, bờ bao, thủy sản, đê bao kết hợp giao thông, kè sông, kè biển, hệ thống tiêu thoát nước nội thị, kể cả an toàn bờ sông, cửa biển giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Sở Giao thông công chánh thành phố, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và 24 quận - huyện tổ chức kiểm tra, rà soát lại và hoàn thiện các phương án phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn cụ thể liên quan trực tiếp đến đặc điểm của đơn vị nhất là ở những vùng, địa bàn trọng điểm, đảm bảo hiệp đồng chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp để chủ động phòng tránh và đối phó với những tình huống bất lợi nếu có xảy ra.
5- Đối với các dự án liên quan đến đê bao, công trình thủy lợi, hệ thống tiêu thoát nước (nội-ngoại thành) yêu cầu các cơ quan chủ quản, các chủ đầu tư, các địa phương thực hiện nghiêm túc tiến độ triển khai, thực hiện theo các văn bản phê duyệt hoặc chỉ đạo của Trung ương, thành phố hoặc địa phương. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thành phố cân đối ngân sách để triển khai nhanh các công trình trọng điểm, bức bách đã được phê duyệt để tổ chức thi công.
6- Giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố và các quận - huyện thực hiện đúng, đủ chỉ tiêu thu-nộp Quỹ Phòng chống lụt bão năm 2004 đối với đối tượng công dân và doanh nghiệp theo Quyết định số 94/2004/QĐ-UB ngày 12/4/2004 và số 127/2004/QĐ-UB ngày 07/5/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty 90, 91, các cơ quan, đơn vị (thành phố và Trung ương) đóng trên địa bàn thành phố, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện, phường-xã-thị trấn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.