BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2002/CT-BNN |
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2002 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG MÙA KHÔ 2001 - 2002
Mùa khô năm nay, nắng hạn xảy ra gay gắt ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố thì mới đầu mùa khô nhưng đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng, gây thiệt hại tương đối lớn, như ở Đồng Nai cháy 23,97 ha rừng tràm thuộc vườn Quốc gia U minh Thượng...Theo dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn, thời tiết còn diễn biến phức tapk, tình trạng khô hạn có thể kéo dài, có dấu hiệu xuất hiện hiện tượng El Nino.
Để chủ động phòng cháy, chữa cháy và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn yêu cầu Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, các đơn vị trong ngành và chủ rừng thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách sau đây:
1. Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp cần được kiện toàn và duy trì hoạt động, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng việc và địa bàn trọng điểm cháy rừng.
2. Xây dựng và phê duyệt phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp; tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ rừng có biện pháp tích cực và chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên tất cả các loại rừng; kiểm tra và chuẩn bị các phương tiện ứng cứu tại chỗ như hồ, bể chứa nước dự trữ, thiết bị, dụng cụ chữa cháy, tổ chức, phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng... bảo đảm sẵn sàng cứu chữa kịp thời, có hiệu quả khi xảy ra cháy rừng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với chi cục Kiểm lâm tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt; thường xuyên thông báo cấp dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy rừng trong nhân dân trong nhân dân; quản lý chặt chẽ việc canh tác nương rẫy; tăng cường canh gác lửa rừng, tuần tra truy quét trong rừng, ở những vùng có nguy cơ cháy cao cần bố trí lực lượng trực 24/24 giờ trong ngày trong các tháng mùa khô; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến rừng; kiên quyết đưa ra ngoài rừng; tổ chức tập huấn, thao diễn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng dân phòng, các tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng, cơ quan, đơn vị liên quan phải huy động lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy, không để cháy lớn. Việc huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy thực hiện theo phân cấp tại quyết định số 127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 17/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về cấp dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Mọi cá nhân, tổ chức phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh huy động chữa cháy rừng.
5. Theo phân cấp quản lý ngân sách của Nhà nước, đề nghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương; đồng thời khen thưởng kịp thời những người làm tốt công tác phòng cháy rừng, xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với những người vi phạm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện tốt các yêu cầu trên đây và định kỳ báo cáo về Bộ (Cục Kiểm lâm) kết quả thực hiện tốt các yêu cầu trên đây và định kỳ báo cáo Bộ (Cục Kiểm lâm) kết quả thực hiện vào ngày 10, tháng đầu quý.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.