ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1767/CT-UBND |
An Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2015 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG
Qua 05 năm triển khai Chương trình cải cách hành chính tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh cùng với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đạt nhiều kết quả quan trọng: hầu hết cơ quan hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã đã tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan, địa phương; mô hình nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính đã triển khai tại nhiều cơ quan, địa phương góp phần nâng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cải cách hành chính của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính của tỉnh thời gian qua nhìn chung vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số quản trị hành chính công (PAPI), Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX) hàng năm của tỉnh An Giang không duy trì ổn định. Năm 2012, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh đạt 83,25 điểm, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố; nhưng đến năm 2013, đạt 82,41 điểm (giảm 0,84 điểm), tụt xuống thứ 15/63 tỉnh, thành phố (giảm 10 hạng so với năm 2012). Nguyên nhân giảm điểm và xuống hạng là do các Sở, ban, ngành ban hành hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các kế hoạch liên quan đến công tác cải cách hành chính chậm so với thời gian quy định; tỷ lệ cơ quan hành chính của tỉnh có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm (Đề án vị trí việc làm) chưa được phê duyệt đầy đủ; tỉnh An Giang chưa tổ chức thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc sở; chưa triển khai dịch vụ công mức độ 4; chưa có đơn vị cấp xã được cấp chứng nhận ISO; tỷ lệ đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại chưa đạt 50% trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong cải cách hành chính của tỉnh, góp phần cải thiện Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh An Giang so với các tỉnh, thành phố cả nước trong những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
a) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Rà soát, theo dõi những hạn chế trong Chỉ số cải cách hành chính hàng năm do Bộ Nội vụ đánh giá đối với tỉnh An Giang thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan, địa phương quản lý, từ đó tham mưu và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp khắc phục (thông qua Sở Nội vụ).
c) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ trong công tác tự đánh giá, chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh hàng năm (cung cấp các tài liệu kiểm chứng), tổ chức điều tra xã hội học theo yêu cầu của Bộ Nội vụ.
d) Nghiên cứu tổ chức triển khai giải quyết thủ tục hành chính (dịch vụ công) đạt mức độ 4.
đ) Triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 147/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang đến năm 2020.
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong Bộ Chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nội vụ và triển khai các công việc liên quan đến xác định Chỉ số cải cách hành chính tỉnh hàng năm theo yêu cầu của Bộ Nội vụ.
b) Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ đúng thời gian quy định.
c) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, địa phương triển khai hoàn thành các nhiệm vụ quy định tại các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần ban hành theo Quyết định số 1294/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đạt chất lượng, đảm bảo đúng thời gian.
d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án thành lập Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tỉnh An Giang.
đ) Triển khai Đề án xác định vị trí việc làm theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp:
-Tỷ lệ cơ quan hành chính đạt trên 60% (sở, ban, ngành và tương đương ở tỉnh, phòng và tương đương ở huyện) có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
- Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, thuộc huyện đạt trên 60% tổng số đơn vị có đề án cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
- Thực hiện báo cáo, thống kê đảm bảo trên 80% số cơ quan, đơn vị thực hiện đúng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp sở và tương đương.
g) Triển khai Đề án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân cấp huyện đạt trên 50% số huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đạt mức hiện đại theo quy định.
h) Hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đúng thời gian quy định.
i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tự đánh giá, chấm điểm, tổ chức điều tra xã hội học phục vụ công tác xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh hàng năm đối với cấp sở ngành, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
k) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đồng thời phê bình đối với tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ, đúng quy định trong xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát tình hình ban hành, thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong việc xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm chất lượng, đúng thời gian.
- Hàng năm, ban hành hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đúng thời gian quy định các kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đúng thời gian quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3; triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (tối thiểu 02 dịch vụ trở lên).
- Kiểm tra, đôn đốc, triển khai có hiệu quả các đề án, dự án ứng dung công nghệ thông tin được duyệt.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, triển khai thực hiện có hiệu quả việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh, chú ý đối với việc áp dụng và cấp chứng nhận ISO đối với Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Thời gian và mức độ triển khai:
- Các văn bản (kế hoạch, quyết định) phải được ban hành trong quý IV của năm trước liền kề năm ban hành kế hoạch (Ví dụ: kế hoạch năm 2016 phải ban hành trong quý IV năm 2015).
- Các cơ quan, địa phương chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao phải đảm bảo hoàn thành đạt 100% kế hoạch, chỉ tiêu đã đề ra.
- Đối với các kế hoạch kiểm tra: sau đợt kiểm tra phải có báo cáo kết quả kiểm tra (các vấn đề đã phát hiện, hình thức xử lý, biện pháp khắc phục những hạn chế, sai phạm) và phải kiểm tra đạt 100% số cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đề ra.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi trách nhiệm của ngành, địa phương, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm báo cáo kết quả (lồng ghép chung với báo cáo cải cách hành chính) gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.