BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1766/CT-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2011 |
PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI
Miền núi phía Bắc (MNPB) có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác với những vùng trồng cao su truyền thống ở nước ta như Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Phát triển cao su ở MNPB có một số khó khăn, thách thức như có mùa đông lạnh; địa hình phức tạp, đất đai chia cắt; điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn; trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, nguồn lực đầu tư tại chỗ hạn chế; kinh nghiệm phát triển cao su trong vùng còn ít cả về khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Trong khi trồng cây cao su yêu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, yêu cầu các điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và khai thác mủ chặt chẽ.
Đến hết năm 2010, các tỉnh miền núi phía Bắc trồng mới được 16.900 ha trong đó Tây Bắc 14.900 ha, Đông Bắc 2000 ha. Trong đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010 đầu năm 2011 vừa qua, diện tích cao su bị hại tại vùng Tây Bắc khoảng 5%, tại vùng Đông Bắc biến động theo địa điểm từ 20 - 80% diện tích đã trồng.
Để đảm bảo phát triển cây cao su ở miền núi phía Bắc bền vững, hiệu quả và ít rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh ở miền núi phía Bắc có trồng cao su, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất cao su và các đơn vị thuộc Bộ cần thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
1. Về quy hoạch phát triển cao su ở miền núi phía Bắc
Với các tỉnh Tây Bắc mở rộng diện tích trồng cao su trong thời gian tới theo đúng Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (tối đa 50 nghìn ha) và thực hiện Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp, không quy hoạch trồng cao su ở độ cao trên 600m so với mực nước biển. Đồng thời rà soát kỹ điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ tối thấp trong mùa Đông, sương muối, mức độ gió) ở cả vùng có độ cao dưới 600m để điều chỉnh vùng phát triển cao su cho phù hợp.
Với vùng Đông Bắc trước mắt trồng cao su ở quy mô thử nghiệm, tiến hành khảo sát, đánh giá bô giống phù hợp theo hướng chủ yếu sử dụng giống cao su chịu lạnh. Giao Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp phối hợp với 4 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khẩn trương rà soát kỹ các địa bàn đã quy hoạch phát triển cao su thời gian qua, đánh giá tình hình sinh trưởng và mức độ thiệt hại do rét đối với diện tích cao su đã trồng, để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Các tỉnh chỉ phát triển cao su trên diện rộng trong vùng khi quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp các địa phương chỉ đạo chặt chẽ việc đánh giá mức độ thiệt hại, khả năng phục hồi của các giống cao su đã trồng sau đợt rét đậm, rét hại vừa qua để điều chỉnh cơ cấu giống cây cao su cho phù hợp. Đồng thời chỉ đạo nhập nội giống cao su chịu lạnh đảm bảo chất lượng và tuân thủ đúng các quy định về quản lý giống nhập khẩu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh trồng cao su tăng cường công tác quản lý và kiểm soát giống cao su nhập khẩu trên địa bàn.
Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp Viện Nghiên cứu Cao su nhân nhanh các giống cao su đã tuyển chọn, khảo nghiệm và được công nhận phù hợp với điều kiện các tỉnh miền núi phía Bắc để cung cấp nguồn giống tốt cho các công ty cao su trên địa bàn xây dựng vườn giống đầu dòng nhân rộng trong sản xuất.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chỉ đạo các công ty thành viên trong vùng chủ động chuẩn bị vườn ươm giống cao su tại chỗ để đảm bảo nguồn giống chủ động, giá thành hạ, kịp thời vụ.
Tổ chức trồng giặm những diện tích bị chết mất khoảng bằng cây giống cao su có khả năng chịu lạnh; có biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp như bón phân, trồng xen, giữ ẩm, chống xói mòn để vườn cây phục hồi nhanh, các công ty cao su tổ chức rút kinh nghiệm về canh tác cao su trên địa bàn để bổ sung kịp thời các biện pháp kỹ thuật mới giảm thiểu tác hại của rét, áp dụng cho trồng mới cao su năm 2011 đạt kết quả tốt.
Phát triển cao su ở miền núi phía Bắc chủ yếu theo hướng đại điền trong đó nông dân tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp với UBND các tỉnh có trồng cao su sớm đề xuất cơ chế cụ thể về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su để ban hành áp dụng thống nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Từng bước thí điểm phát triển hình thức cao su tiểu điền để làm vệ tinh cho các công ty cao su ở những nơi có điều kiện phù hợp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh trồng cao su ở miền núi phía Bắc và các tổ chức, cá nhân có liên quan quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị này.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.