ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND |
Bình Định, ngày 06 tháng 9 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; Chỉ thị số 11/2009/CT-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Định; thời gian vừa qua, các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh, địa phương đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện; trật tự, kỷ cương của hoạt động giao thông vận tải đường thủy được thiết lập ổn định; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông có nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt từ năm 2009 đến cuối tháng 6 năm 2016, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy.
Hiện nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đang phát triển, theo đó giao thông đường thủy nội địa ngày càng gia tăng, có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, góp phần phòng ngừa và không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh, đồng thời triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, Chủ tịch UBND các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy đến toàn thể nhân dân trong tỉnh; thông báo các nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy tại các bến đò, bến khách ngang sông, hồ ven đầm Thị Nại, ở các huyện, thị xã, thành phố và các phương tiện thủy chở khách, nhất là trong mùa mưa lũ; tăng cường các biện pháp phòng tránh tai nạn, giáo dục ý thức người dân khi tham gia giao thông; đẩy mạnh thực hiện chương trình hành động số 35/CTr-BATGT ngày 12/5/2016 của Ban An toàn giao thông tỉnh về việc thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020.
a. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương xây dựng Đề án phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020 trình UBND tỉnh xem xét;
b. Rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới công tác quản lý an toàn giao thông đường thủy nội địa để đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa;
c. Phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động chủ phương tiện chấp hành quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
d. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tiến hành tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trong năm 2016 làm căn cứ tiếp tục triển khai công tác đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, tổ chức các lớp đào tạo, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên, người lái phương tiện;
đ. Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Cảnh sát đường thủy tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014; trong đó, tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về phương tiện, thuyền viên và người lái, tải trọng phương tiện, kết cấu hạ tầng; nghiêm cấm xuất bến đối với các phương tiện không đăng kiểm hoặc hết hạn đăng kiểm, vi phạm chở quá tải trọng, quá số người, thiếu các phương tiện cứu sinh cho hành khách theo quy định; kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, nhất là các phương tiện chở khách, tàu lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu hoạt động từ bờ ra đảo và giữa các đảo; phối hợp với các địa phương đình chỉ hoạt động đối với các cảng, bến thủy nội địa, công trình trên sông không phép, không đủ điều kiện an toàn, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa;
e. Chỉ đạo các đơn vị quản lý giao thông đường thủy và các lực lượng chức năng đề xuất, đầu tư hệ thống báo hiệu đường thủy, tổ chức kiểm tra kịp thời bổ sung, thay thế những phao tiêu, báo hiệu bị mất, hỏng, khi thay đổi luồng chạy tàu.
a. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa như: Phương tiện chở quá tải, quá số người quy định, không đăng ký, đăng kiểm; người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; cảng, bến thủy nội địa không phép, không đảm bảo điều kiện an toàn; khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình ảnh hưởng đến luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa; các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ;
b. Chỉ đạo điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm;
c. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 - 2020;
d. Phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng trao đổi thông tin, tổ chức tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, quản lý nhân hộ khẩu mặt nước, phòng chống tội phạm;
đ. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch về kiểm soát, xử lý vi phạm tải trọng đối với phương tiện thủy nội địa hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa.
4. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại các khu vực cửa khẩu, cảng biển theo quy định của pháp luật; hỗ trợ và kịp thời ứng cứu khi phương tiện thủy gặp nạn trong các trường hợp cần thiết.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các lực lượng liên quan tổ chức kiểm soát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong vận tải, xếp dỡ hàng hóa tại các cảng, bến thủy nội địa, thi công công trình, khai thác cát, sỏi, khoáng sản trên đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, sỏi, khoáng sản trái quy định, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng chạy tàu, đê phòng hộ, các công trình cầu vượt sông...
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.
a. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh đoàn phát động học sinh, sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
b. Chỉ đạo các trường học vận động các tổ chức, cá nhân trang bị đủ cặp phao (hoặc áo phao, dụng cụ nổi) cho học sinh thường xuyên đi học bằng phương tiện thủy; đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá đạo đức của học sinh.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngoài việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn đối với thuyền viên và tàu cá đánh bắt thủy sản như đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá...; việc đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện khai thác thủy sản cần bồi dưỡng kiến thức Luật giao thông đường thủy nội địa khi tàu cá hoạt động trong vùng nước thủy nội địa.
9. Ban An toàn giao thông tỉnh
a. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định, Đài truyền thanh cấp huyện, xã và các cơ quan truyền thông, báo chí, thông tin kịp thời tình hình trật tự an toàn giao thông đường thủy và cảnh báo các nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy, như: Phương tiện hết hạn đăng kiểm, không trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, chở quá số người quy định khi tham gia giao thông đường thủy nội địa. Tăng cường biện pháp tuyên truyền về giao thông đường thủy nội địa, việc chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy bằng nhiều hình thức, tập trung tại các khu vực có lưu lượng phương tiện và người tham gia giao thông đường thủy lớn, như: Khu vực Cảng cá Quy Nhơn, Đầm Thị Nại, Đề Gi, Cảng cá Tam Quan Bắc; các điểm du lịch, như: Hồ Núi Một, Hầm Hô, xã Nhơn Lý, xã Nhơn Hải; vận động các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ cấp phát áo phao và phổ biến quy định “người tham gia giao thông đường thủy nội địa mặc áo phao” cho người dân để hạn chế thiệt hại về người khi có tai nạn giao thông đường thủy xảy ra; xây dựng panô tuyên truyền ATGT đường thủy nội địa.
b. Phát động phong trào văn hóa giao thông và thi đua trong các lực lượng thực thi công vụ trên đường thủy nội địa như Cảnh sát Đường thủy, Thanh tra giao thông, đăng kiểm, cảng vụ…xây dựng hình ảnh người thực thi công vụ đúng mực, có văn hóa khi xử lý công việc và tiếp xúc với dân.
c. Đề xuất khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa trên hệ thống thông tin đại chúng và thông tin cơ sở (truyền thanh xã, phường, cơ quan, tuyên truyền trực tiếp) cho người dân bằng các hình thức, phù hợp với từng đối tượng;
b. Chỉ đạo tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện theo quy định của pháp luật;
c. Thực hiện rà soát, thống kê tất cả các loại phương tiện thủy nội địa, thuyền viên, người lái phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý; phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành tổng hợp, phân loại, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp quản lý;
d. Thống kê các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông và có biện pháp tăng cường quản lý các bến và phương tiện thủy hoạt động ra vào bến nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
đ. Thống kê nhu cầu đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện để bảo đảm định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa được quy định tại Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa;
e. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải trong việc thanh thải các chướng ngại vật, đăng, đáy, giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, giải tỏa các bến thủy nội địa không phép trên địa bàn; kiểm tra các dự án đang khai thác cát, sỏi hoặc nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm trong phạm vi quản lý địa phương; đình chỉ, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác không phép, sai phép, không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy và đánh giá tác động môi trường;
g. Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát đường thủy, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn; kiên quyết đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn;
Chủ tịch UBND cấp huyện, xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tai nạn đối với vận tải hành khách ngang sông trên địa bàn quản lý.
11. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này gửi Ban An toàn giao thông tỉnh.
12. Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm phối hợp, theo dõi đôn đốc các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ trì tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện; kịp thời đề xuất biện pháp xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia biết, chỉ đạo thực hiện./.
|
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.