UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2011/CT-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngày 03 tháng 3 năm 2010, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-BTP hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa xã hội lớn và có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Thuỷ, thành phố Huế có trách nhiệm:
a) Quán triệt, chỉ đạo thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Phân công, bố trí cán bộ, công chức phụ trách công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật để tham mưu thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp tại địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và xử lý các thông tin về tình hình thi hành pháp luật do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp;
c) Hằng năm, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát theo kế hoạch và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên về từng lĩnh vực cụ thể.
d) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho cán bộ pháp chế, công chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương;
e) Tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh các biện pháp giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương;
g) Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật tại địa phương gửi Bộ Tư pháp;
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách, bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, giới thiệu Thông tư số 03/2010/TT-BTP và các văn bản pháp luật khác về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Trong quá trình thực hiện các sở, ban, ngành, địa phương nếu có vướng mắc, khó khăn phản ánh kịp thời về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.