BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2000/CT-BGD&ĐT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2000 |
VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÈ 2000
Năm học 1999-2000 là năm học
tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII); là năm học đầu tiên thực hiện Luật Giáo dục.
Căn cứ vào Chỉ thị số 32/1999/CT-BGD&ĐT ngày 7-8-1999 về nhiệm vụ năm học
1999 - 2000 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và
giáo dục không chính quy ; từ thực tế giáo dục - đào tạo của các địa phương
trong năm học 1999 - 2000; để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm học 2000 - 2001
có hiệu quả ; Bộ yêu cầu các Ông (bà) Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu
trưởng các trường Sư phạm, các trường THCN, các trường CBQL GD-ĐT thực hiện kế
hoạch, nội dung bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD-ĐT hè 2000 (kèm theo Chỉ thị này)
đảm bảo các yêu cầu sau :
1. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá VIII), về giáo dục và đào tạo, theo định hướng chiến lược
phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mục
tiêu phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020.
2. Quán triệt và triển khai thực hiện Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục.
3. Dựa vào Chỉ thị và bản hướng dẫn kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD-ĐT hè 2000 của Bộ; các Sở Giáo dục - Đào tạo, các trường sư phạm, THCN, CBQL GD-ĐT tiến hành xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức bồi dưỡng phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị.
4. Chỉ đạo chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên (BDTX, BDCH....) theo các văn bản chỉ đạo của Bộ và của địa phương. Cần cải tiến cách tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá để công tác BDGV thực sự thiết thực và có hiệu quả.
5. Các Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ có nội dung và kế hoạch bồi dưỡng đã ghi trong kế hoạch nội dung bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD-ĐT hè 2000 có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các trường triển khai thực hiện Chỉ thị này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ GIÁO VIÊN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số:....../GV |
Hà Nội, ngày... tháng 3 năm 2000 |
Kính gửi: Vụ Đại học
Sau khi nghiên cứu tờ trình đăng kí đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm số 50/ĐT ngày 10-2-2000 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Dự kiến khung chương trình đào tạo.
Vụ Giáo viên có ý kiến như sau:
1. Theo Luật Giáo dục và pháp lệnh công chức thì chỉ những người được cấp bằng THSP, CĐSP, ĐHSP mới có thể được dự thi tuyển làm công chức giảng dạy trong các trường phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT).
2. Để bảo đảm quyền lợi cho người học. Không nên dùng hình thức bồi dưỡng để cấp chứng chỉ SP, mà dùng hình thức đào tạo để cấp bằng đại học thứ 2 theo qui chế của Bộ.
3. Phần khung chương trình cần ghi rõ.
- Đối tượng đào tạo.
- Nghề nghiệp sau khi học (GV dạy tiểu học, giáo viên dạy THCS, giáo viên dạy THPT.
- Ngoài các khối kiến thức tâm lí giáo dục, phương pháp dạy học và thực tập sư phạm nêu trong dự thảo cần thêm các kiến thức cần học bổ sung sau khi đối chiếu 2 chương trình đào tạo như qui chế nêu lên. Phần này có thể giao cho Hiệu trưởng nhà trường qui đinh, Tuy nhiên không được dưới một số đơn vị học trình nào đó dựa theo qui chế đào tạo bằng đại học thứ 2 của Bộ.
|
Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.