ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CT-UBND |
Thái Bình, ngày 27 tháng 07 năm 2016 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
Những năm qua, các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm và triển khai thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ, cải thiện môi trường thông qua việc thu hút các dự án đầu tư ít nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý ô nhiễm (chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp và y tế); tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm về môi trường...
Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản, khai thác khoáng sản; đang ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguyên nhân chính là do các cơ quan chức năng cấp tỉnh, cấp huyện thiếu sự chủ động, thiếu sự phối hợp trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với chủ đầu tư các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh; một số chủ đầu tư cố tình vi phạm các quy định về BVMT một cách có tổ chức, che dấu tinh vi gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra phát hiện, xử lý theo quy định.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, sớm tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác BVMT, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, thực thi có hiệu quả Luật BVMT năm 2014, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực BVMT và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố
a, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Chỉ thị 29- CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư (khóa X), Luật BVMT năm 2014, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tới các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
b, Nghiêm chỉnh chấp hành chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại các văn bản: Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 10/5/2016 về việc chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ môi trường, thu gom xử lý nước thải, chất thải; Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29/4/2016 về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của hiện tượng thủy, hải sản chết hàng loạt; Công văn số 2278/UBND-TNMT ngày 29/6/2016 về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các bãi biển, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
c, Hàng năm rà soát, tổng hợp danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo thực hiện;
d, Biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến về BVMT; xử lý nghiêm và công bố công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a, Tiếp tục phổ biến, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ nội dung Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến công chức, viên chức, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BVMT cấp huyện, cấp xã; khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 để thực hiện.
b, Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với chủ đầu tư các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; trước mắt tập trung kiểm tra các dự án đang thi công, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, tác động lớn đến môi trường; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh (trình chậm nhất là ngày 15/8/2016) và tổ chức thực hiện.
c, Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường; hướng dẫn chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ thực hiện công tác kiểm tra sau phê duyệt, chứng nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường để kịp thời xử lý, điều chỉnh nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các Dự án trước khi đi vào giai đoạn vận hành;
d, Tổ chức quản lý, giám sát việc đăng ký và thực hiện thu gom, xử lý chất thải nguy hại đối với các chủ nguồn thải nguy hại trên địa bàn tỉnh theo trách nhiệm được giao tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
đ, Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan lập Dự án đầu tư xây dựng “Lắp đặt các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh Thái Bình"; xây dựng quy chế cộng đồng dân cư giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện để giám sát chặt chẽ chất lượng, việc bảo vệ môi trường của tỉnh.
3. Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh
a, Không tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án có công nghệ lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ gây ô nhiễm môi trường để đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong phạm vi quản lý; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm.
a, Tăng cường kiểm tra việc đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý nước thải y tế, chất thải y tế nguy hại;
b, Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để có kế hoạch xúc tiến nhanh việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế trực thuộc Trung ương quản lý;
c, Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở có tên trong Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 thực hiện nghiêm túc, đúng Kế hoạch.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng không có phương tiện che chắn, để rơi vãi vật liệu xây dựng ra các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường; giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng về cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khu dân cư nông thôn tập trung và các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý.
6. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch; có kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm các nội dung, yêu cầu về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; yêu cầu các cơ sở hoạt động du lịch phải lắp đặt, bố trí đầy đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất thải, nhân lực làm vệ sinh môi trường.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng quy chế cụ thể để quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ động thực hiện nhiệm vụ và tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm về môi trường để giảm tình hình vi phạm pháp luật về BVMT, đặc biệt là kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh có hành vi xả chất thải (vào ban đêm, ngày nghỉ) chưa xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
a, Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan sớm xây dựng đơn giá, định mức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
b, Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trong dự toán ngân sách hàng năm để kịp thời hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải khu vực công ích, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác BVMT, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
a, Không tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án có công nghệ lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ gây ô nhiễm môi trường để đầu tư vào tỉnh;
b, Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu các cơ chế khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; đẩy nhanh việc xã hội hóa trong công tác BVMT, nhất là lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a, Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên nước, xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi;
b, Có kế hoạch quản lý, kiểm soát và lộ trình khắc phục môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm thủy sản;
c, Tăng cường quản lý hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất cấm khác không được sử dụng trong chăn nuôi.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a, Chủ động và phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Bố trí nhân lực có chuyên môn phù hợp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ BVMT trên địa bàn.
b, Đối với các địa điểm, khu vực có kiến nghị, phản ánh của cộng đồng dân cư về BVMT cần sớm có giải pháp kiểm tra, xác minh, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh xử lý, giải quyết dứt điểm.
c, Nâng cao chất lượng chuyên môn trong việc thẩm định, đăng ký xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường và Đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định và kiểm tra thực hiện sau khi cấp giấy xác nhận; khi đạt yêu cầu mới cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động.
d, Tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở các khu dân cư, đô thị, nông thôn và cơ sở sản xuất hợp vệ sinh, đúng quy định; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bảo vệ môi trường gắn với quản lý trật tự đô thị, trồng và bảo vệ cây xanh, khắc phục tình trạng mất vệ sinh nơi công cộng, đường phố, khu dân cư.
13. Đối với chủ đầu tư các cơ sở sản xuất, kinh doanh
a, Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường đã được thẩm định, phê duyệt, xác nhận.
b, Các hạng mục, công trình xử lý chất thải và BVMT phải được xây dựng đồng bộ và hoàn thành trước khi đi vào vận hành; mọi thay đổi nội dung, kế hoạch về BVMT phải có báo cáo giải trình đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận và chỉ thực hiện khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình và các tổ chức thành viên trong phạm vi hoạt động của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để toàn dân tham gia công tác BVMT, giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp; chủ động tham gia phản biện xã hội đối với các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, cảnh quan đô thị.
Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng/lần tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường), đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.