BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2005/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005 |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁC CHUYẾN BAY
Trước tình hình tai nạn tàu bay và các sự cố uy hiếp an toàn bay trong hoạt động hàng không gia tăng đột biến thời gian qua gây ra những tổn thất hết sức nặng nề về người và tài sản cho ngành hàng không thế giới và khu vực, đặc biệt là trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 5055/VPCP-CN ngày 16/9/2005, số 5243/VPCP-CN ngày 31/10/2005 về an toàn bay.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nắm tình hình bảo dưỡng, sửa chữa máy bay của các doanh nghiệp vận tải hàng không của Việt Nam, nhằm mục đích bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất cho tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu hàng đầu của ngành hàng không.
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, để công tác giám sát an toàn bay ngày càn được củng cố và nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động bay của ngành hàng không Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị:
1. Cục Hàng không Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện tổ chức giám sát an toàn hàng không; xây dựng, bổ sung, cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giám sát an toàn khai thác tàu bay của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam, các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan giám sát an toàn của Cục Hàng không Việt Nam và các cảng hàng không, sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng của Cục, các Cụm cảng hàng không khu vực và Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm quy định về an toàn hàng không, kiên quyết yêu cầu mọi cơ quam, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy dịnh hiện hành về an toàn hàng không.
3. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VITNAM AIRLINES), Công ty Hàng không cổ phần (PACIFIC AIRLINES), Công ty Bay dịch vụ (VASCO), Tổng Công ty Bay dịch vụ (VASCO), Tổng Công ty Bay dịch vụ (SFC) và các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải chấp hành nghiêm quy định của phát luật về công tác bảo dưỡng, kiểm tra trước khi đưa tàu bay vào khai thác; cần đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ nvi kỹ thuật máy bay, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay. Đảm bảo đội ngũ người lái, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay, đặc biệt là nhân viên ký xác nhận hoàn thành bảo dưỡng máy bay có trình độ phù hợp, được cập nhật, huấn luyện định kỳ, nắm vững các quy trình đảm bảo an toàn hàng không.
4. Vào ngày 20 hàng tháng, các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam và cơ quan, tổ chức thuộc ngành hàng không Việt Nam phải báo cáo về thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng không cho Cục Hàng không Việt Nam. Vào ngày 25 hàng tháng, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc câàn báo cáokịp thời về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải) và Cục Hàng không Việt Nam để xin ý kiến chỉ đạo ./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.